Bất cập tình trạng cầu vượt đi bộ ít người sử dụng

Hệ thống cầu vượt bộ hành được thành phố đầu tư xây dựng nhằm giúp người dân sang đường an toàn, thuận tiện. Thế nhưng thực tế hiện nay, những công trình này lại không được nhiều người quan tâm, bị sử dụng sai mục đích.

Trước cổng Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều, nhiều người vẫn qua đường một cách đầy nguy hiểm như thế này... bất chấp ngay gần đó có một cây cầu vượt bộ hành được xây dựng từ lâu nhưng rất ít người sử dụng.

Người dân chưa bỏ được thói quen xấu khi muốn qua đường

Ông Dương Công Sự, ở thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang chia sẻ: ''Biết là nguy hiểm nhưng đi bị cắt ngang đường nó tiện, nó nhanh hơn. Lên cầu để sang đường thì nhiều bệnh nhân yếu đi qua đây lại khó khăn. Cầu này ít người sử dụng, những lúc tắc mới đi qua đây, lúc thoáng thì đi ở dưới.''

Cầu vượt đi bộ đang dần bị lãng quên

Ông Trần Ngọc Thụ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cho biết: ''Nhận thức của con người cũng là một vấn đề nữa. Người đi bộ với người đi xe tìm cách mà tránh nhau thôi. Lối lên xuống chật hẹp như thế kia không thể đi được.''

Cầu vượt bộ hành bị ngó lơ, chẳng mấy ai sử dụng. Nơi đây lại đang trở thành điểm nghỉ chân của người nhà bệnh nhân.

Những cầu vượt này luôn trong tình trạng vắng vẻ

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có khoảng 70 cầu vượt dành cho người đi bộ, được bố trí ở những nơi gần trường học, bệnh viện, điểm dừng xe buýt… Thế nhưng sau thời gian đưa vào khai thác, hiện nay, những cầu vượt này luôn trong tình trạng vắng vẻ. Đây quả thực là một điều vô cùng lãng phí

Thậm chí, tại một số cầu vượt bộ hành, chân cầu còn được tận dụng để tập kết xe chở rác. Mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến không gian của người đi bộ.

Chân cầu còn được tận dụng để tập kết để xe  và nơi để xe chở rác

Chị Trần Thị Kim Dung, phường Quang Trung, quận Đống Đa, chia sẻ: ''Mình cảm thấy xe rác tập kết ở đấy rất khó chịu với bản thân mình, đây cũng là một nguyên nhân khiến mọi người không sử dụng cầu đi bộ. Ngoài ra, ý thức cũng tác động lớn đến việc mọi người có đi qua cầu hay không nên cần có biện pháp tuyên truyền nhiều hơn.''

Không những vậy, nhiều cầu vượt đi bộ có mái che râm mát đã bị ngang nhiên chiếm dụng như thế này…

Ông Trần Huy Ánh, ủy viên Ban thường vụ, Hội Kiến trúc sư Hà Nội chia sẻ: ''Khi đi trên cầu, người ta lạm dụng quảng cáo, ở không gian bị che như thế, có cảm giác bất an. Thứ hai là cầu đơn điệu, chỉ để đi bộ thôi, trong khi trên thế giới họ sử dụng lối đi bộ với mạng lưới đi trên cao để đi dọc đường phố nhìn cảnh quan, mà còn tiếp cận những trung tâm thương mại, họ biến cầu đi bộ trở thành tầng đi lại trên cao rất hấp dẫn.''

Chân cầu trở thành nơi nghỉ chân của người nhà bệnh nhân

Đến bao giờ cầu vượt bộ hành mới phát huy hiệu quả vẫn đang là câu hỏi? Bởi như cổng viện K Tân Triều, công trình này được xây dựng ở vị trí rất phù hợp.

Cầu đi bộ nhưng không được sử dụng để đi bộ lại còn bị chiếm dụng vào mục đích khác. Và tất nhiên, người dân cũng không thể an toàn vì chưa bỏ thói quen xấu khi muốn qua đường...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng không ít người khuyết tật đã nỗ lực vượt lên, khẳng định bản thân để không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tại TP.HCM, những cựu phi công của Không quân Mỹ và Không quân Việt Nam từng là những đối thủ không khoan nhượng cách đây hơn 50 năm, giờ đây đã ngồi lại bên nhau, không còn là kẻ thù mà là những người bạn, cùng chia sẻ ký ức và khát vọng hòa bình.

Hỗ trợ vốn vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội đã tạo sinh kế cho người khuyết tật, giúp họ đạt khát khao khởi nghiệp để tạo dựng cuộc sống tự lập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Màn trình diễn 2.000 thiết bị bay không người lái (drone) kết hợp pháo hoa nghệ thuật thắp sáng bầu trời là một điểm nhấn trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phòng CSGT Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục tăng cường xử lý nghiêm các hành vi đi trên vỉa hè, đi ngược chiều, nhất là tại những tuyến thường xuyên xảy ra ùn ứ.

Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi huyện Thanh Trì sau hơn 12 năm vẫn chưa hoàn thiện.