Bấp bênh thị trường năng lượng

Theo giới quan sát, trong khi lệnh cấm và áp giá trần đối với dầu thô Nga đã được thực thi từ cuối năm ngoái mà không gây ra bất kỳ sự gián đoạn lớn nào, thì lệnh cấm các nhiên liệu tinh chế - đặc biệt là dầu diesel vốn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống, có nguy cơ sẽ đẩy thị trường năng lượng vào tình thế bấp bênh trong bối cảnh dự trữ dầu diesel ở châu Âu đang ở mức thấp lịch sử.

Theo một số chuyên gia trong ngành năng lượng, việc thay thế dầu thô dễ hơn là dầu diesel. Bởi trong khi có rất nhiều nguồn cung cấp dầu thô cũng như nhiều loại dầu thô trên thị trường thế giới thì việc sản xuất dầu diesel lại khó hơn nhiều. 

Một câu hỏi lớn được đặt ra hiện nay là liệu lệnh cấm mới của phương Tây có đẩy giá dầu diesel tăng cao? Theo các nhà phân tích, điều đó phần lớn phụ thuộc vào mức độ thành công của các nước châu Âu trong việc tìm kiếm những nhà cung cấp thay thế để lấp đầy khoảng trống nhiên liệu Nga và mức độ hiệu quả của Nga trong việc tìm kiếm thị trường mới cho năng lượng của mình. Nếu hai điều đó xảy ra, thì lệnh cấm mới sẽ chỉ tác động tới nguồn cung và giá cả trong ngắn hạn. 

Còn ở chiều ngược lại, các biện pháp trừng phạt nhằm vào nhiên liệu tinh chế của Nga có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng và tình trạng lạm phát trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời gây thêm nguy cơ suy thoái cho kinh tế thế giới. 

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi đánh giá tiêu cực lệnh cấm này. Tất nhiên điều đó sẽ tiếp tục khiến các thị trường năng lượng quốc tế mất cân bằng hơn nữa. Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình trước các rủi ro liên quan.” 

Giá dầu diesel vốn đã tăng cao kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát gần 1 năm trước, được dự báo có thể tiếp tục tăng sau động thái mới của EU. Riêng trong năm 2022, giá dầu diesel ở châu Âu đã tăng từ mức 1,66 euro/l lên 2,14 euro/l. Giá năng lượng tăng là yếu tố chính dẫn tới tình trạng lạm phát ở châu Âu vốn đã khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và hoạt động kinh tế chậm lại.

Mặc dù tình hình đã phần nào cải thiện trong những tháng gần đây do mùa đông ấm hơn bình thường, nhưng hiện dự trữ dầu diesel của châu Âu chỉ ở mức khiêm tốn. Trong khi đó, lệnh trừng phạt mới có thể sẽ khiến giá dầu diesel tăng cao hơn nữa trong ngắn hạn do chi phí vận chuyển tăng khi châu Âu sẽ phải nhập dầu diesel từ các khu vực xa hơn, với chi phí sản xuất và phí bảo hiểm rủi ro cao hơn, từ đó làm tăng thêm gánh nặng chi phí lên người tiêu dùng.

Đại diện công ty Tư vấn năng lượng FGE Eugene Lindell, nhận xét: “Thị trường hiện rất nhạy cảm và lo lắng. Thế giới vẫn phải thấy rằng các dòng chảy từ Nga sẽ được định tuyến lại và không có sự gián đoạn bền vững nào đối với nguồn cung. Chỉ khi đó, tâm lý thị trường mới cải thiện.”

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế, theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 23/3, cơ quan thuế đã ban hành 3.705 quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp với tổng số tiền 29.236 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 4/4 đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.

Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.