Bảo vệ hành lang đê sông Hồng trước mùa mưa bão
Phường Phúc Xá (quận Ba Đình) có 1,4km bờ sông Hồng, nhiều năm qua, do mực nước thấp khiến khu vực ven sông trở thành những khu đất hoang được người dân địa phương tận dụng để dựng lều lán phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Cây cối cỏ dại mọc um tùm cùng lượng lớn phế thải, rác thải sinh hoạt do một bộ phận người dân thiếu ý thức đổ trộm đã khiến môi trường khu vực này bị ô nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Do vậy, để giải quyết triệt để tình trạng vi phạm này, quận Ba Đình đã triển khai nhiều giải pháp với quyết tâm cao.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Xá (quận Ba Đình) cho biết, phường đã tiến hành tuyên truyền vận động bà con nhân dân, các tổ chức và cá nhân có công trình lều lán vật dụng và nuôi trồng trên khu vực bờ bãi và lòng sông Hồng,… tự giác khắc phục, tháo dỡ những vi phạm, một số hộ dân đã nghiêm túc bàn giao mặt bằng để giải tỏa.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ hành lang đê điều và cảnh quan môi trường sống, rất nhiều hộ dân đang sinh sống khu vực bờ vở sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá đã chủ động tháo dỡ và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực, đồng thời, ký cam kết không tái lấn chiếm.

Để đảm bảo đúng tiến độ, lực lượng chức năng đã khẩn trương tiến hành giải tỏa, san gạt mặt bằng và vận chuyển phế thải đến nơi tập kết. Thời điểm hiện tại, khu vực gần cầu Long Biên đã giải tỏa được hơn 25.000m2 diện tích đất bãi bờ vở sông Hồng.
Dự kiến từ nay đến ngày 20/5, muộn nhất là hết tháng 5, cơ bản trả lại cảnh quan ban đầu cho bờ bãi ven sông và lòng sông Hồng, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Xá cho hay.
Để công tác giải tỏa phát huy được hiệu quả lâu dài, bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng chức năng, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thiết thực góp phần tạo cảnh quan và thay đổi diện mạo của dòng sông đã gắn liền sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.


Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
0