Bảo vệ cây xanh, có luật, nhưng thực thi chưa hiệu quả
Biển quảng cáo, đinh sắt, thậm chí chân cắm cột cờ được gắn thẳng vào thân cây, khung thép bảo vệ cây không được nới rộng ăn vào thân cây..., những hình ảnh đó đập vào mắt người Hà Nội hàng ngày.

Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo hoặc các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng với hành vi đổ phế thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh.
Tuy nhiên, việc xử phạt không được thực thi nghiêm túc, dẫn đến tình trạng cây xanh ở Hà Nội bị xâm hại ở nhiều mức độ khác nhau.
Hà Nội hiện có 1,7 triệu cây xanh đô thị, chủ yếu là xà cừ, sấu, phượng, muồng, bằng lăng, giáng hương, bàng, chiêu liêu. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ trồng mới 500.000 cây xanh đô thị giai đoạn 2021-2025. Riêng năm 2024 này dự kiến trồng hơn 145.000 cây. Cùng với việc trồng mới thì bảo vệ những cây xanh đang có là nhiệm vụ quan trọng không kém.


Tuyến cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành, đưa vào khai thác trên 1.200 km so với tổng chiều dài hơn 2.000 km toàn dự án.
Thành phố Hà Nội tiếp tục bố trí 35 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện xử lý môi trường trong trồng trọt năm 2025.
Quỹ Hy vọng, Hội Việt - Mỹ, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet đã phối hợp khởi động dự án thư viện Trường THCS Tân Trào tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong sáng 20/5.
Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội đã tổ chức chương trình khám sàng lọc tim mạch học đường miễn phí cho hơn 3.000 trẻ em tại huyện Phúc Thọ.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, ngay trong ngày 20/5 phải có kế hoạch hành động chi tiết thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong ngành, lĩnh vực mình quản lý.
Thời tiết tại Thủ đô ngày 20/5 được dự báo sẽ tăng nhiệt, nắng nóng có khả năng xuất hiện.
0