Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, sắp vào Biển Đông

Sáng nay (24/10), bão Trà Mi hoành hành ở đảo Luzon của Philippines; dự kiến chiều tối cùng ngày vào Biển Đông, mạnh cấp 9 và tăng lên cấp 11 khi tiến dần về bờ biển Việt Nam.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 07 giờ ngày 24/10, cơn bão TRAMI (tiếng việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc, 121,3 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 88 km/h), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15 - 20 km/h.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10 - 15 km/h. Đến 7 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc - 118,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 12. Vùng nguy hiểm của bão ở vĩ tuyến 14,0 - 19,5, phía Đông kinh tuyến 116,5.

Dự báo trong 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15 km/h. Đến 7 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc - 115,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 480 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 15. Vùng nguy hiểm của bão ở vĩ tuyến 14,5 - 20,5, phía Đông kinh tuyến 112,5.

Dự báo trong 72 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15 km/h. Đến 7 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc - 111,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13. Vùng nguy hiểm của bão ở vĩ tuyến 14,5 - 20,5, phía Đông kinh tuyến 109,0.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm lại theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, sau có khả năng đổi hướng Nam Tây Nam.

Cập nhật vị trí và đường đi của bão Trà Mi vào 8h ngày 24/10. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Về tác động của bão, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9 - 10 (89 - 102 km/h), giật cấp 12, sóng biển cao 3,0 - 5,0 m, vùng gần tâm bão 5,0 - 7,0 m; biển động rất mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Hiện Đài Việt Nam chưa đánh giá về khả năng bão vào miền Trung. Đài khí tượng Nhật Bản thì nhận định sau khi vào Biển Đông gió bão sẽ tăng lên 108 km/h và duy trì đến khi vào vùng biển Trung Trung Bộ. Đài Hong Kong dự báo bão đạt cực đại 120 km/h, không vào miền Trung mà trở ngược ra biển.

Bão Trà Mi đã gây mưa lớn, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Bắc Philippines, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và 47.500 người phải sơ tán, theo AFP. Hiện vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 9 - 10 (89 - 102 km/h), giật cấp 12, sóng biển cao 3 - 5 m, vùng gần tâm bão 5 - 7 m. Tàu thuyền hoạt động trong vùng này có thể hứng chịu dông lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/10 đã phát công điện yêu cầu các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ bão gần Biển Đông, tổ chức kiểm đếm, thông báo cho tàu chuyền vùng nguy hiểm và sẵn sàng phương án cứu hộ khi có yêu cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thảo luận tại tổ về mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội cho rằng năm 2025 đất nước hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi, tuy nhiên phải đối mặt với những thách thức từ trong nước lẫn thế giới.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Hội đồng Thủ công Thế giới và thị trưởng các thành phố Kokand, Rishtan, Margilancủa Uzbekistan.

TP.HCM đã có Đề án đặt ra đến năm 2035 sẽ hoàn thành 355 km đường sắt đô thị. Số vốn đầu tư dự kiến cho 355 km metro lên đến 40,2 tỷ USD, trong đó phần lớn là vốn đầu tư công.

Sau hơn 2 năm triển khai Dự án mở rộng và nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai, nhiều gói thầu vẫn chưa thể thi công đồng bộ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Ngày Valentine (hay ngày Lễ Tình nhân) là ngày cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa và bày tỏ tình yêu đối với nửa kia của mình. Đây là ngày lễ được người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới đón chờ trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ đón nhận ngày này một cách hời hợt, chạy theo trào lưu mà chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa sâu xa hay nguồn gốc văn hóa của ngày lễ này.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu hợp đồng "chìa khóa trao tay" khi làm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là hợp lý, song cũng có thể phát sinh lợi ích nhóm nên cần quy trình giám sát chặt chẽ.