Bảo tồn thành cổ Ô Diên
Dự hội thảo có Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng; nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.
Đan Phượng là một vùng đất cổ, nơi hợp lưu của ba con sông là sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ. Đây là nơi có thành cổ Ô Diên được chọn làm kinh đô của nhà nước Vạn Xuân thời Hậu Lý Nam Đế.
Tại hội thảo, một số chuyên gia đã nhấn mạnh những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản, gắn kết phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng và cả vùng di tích hai bờ sông Hồng, liên kết với khu vực Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời khôi phục dòng sông Nhuệ cổ, xây dựng công viên văn hóa lịch sử danh nhân Tô Hiến Thành.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm của các đơn vị đã nỗ lực, cố gắng tổ chức hội thảo khoa học nhằm cung cấp những luận cứ; khẳng định quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc cụ thể hóa quy hoạch cũng như định hướng của Chính phủ đã phê duyệt trên địa bàn huyện Đan Phượng và các huyện lân cận.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị huyện Đan Phượng sau hội thảo này sớm có báo cáo với lãnh đạo thành phố trên cơ sở kết luận của hội thảo ở những công việc cụ thể. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các sở, ngành, đặc biệt là Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng thành phố Hà Nội không nên quy hoạch những cụm di tích lịch sử, văn hóa riêng biệt cho từng huyện mà phải hướng tới liên vùng, từ thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, đến quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm để thành một dải dọc sông Hồng, qua đó phát huy hết giá trị của di tích.


Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
0