Bảo tàng Hà Nội - nơi hội tụ văn hóa lịch sử

Với thiết kế độc đáo, Bảo tàng Hà Nội không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ các hiện vật lịch sử mà còn là nơi quá khứ và hiện tại giao hòa, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của Hà Nội qua hàng nghìn năm.

Bảo tàng Hà Nội hiện đang lưu giữ hơn 70.000 tài liệu, hiện vật với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau. Nội dung trưng bày được tổ chức theo các chủ đề về các giai đoạn lịch sử như: Hành trình đến Thăng Long; Thăng Long thời Đại Việt (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII); Hà Nội thế kỷ XIX, thế kỷ XX; Hà Nội trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ và Hà Nội trên đường đổi mới… Mỗi giai đoạn lịch sử được trình bày thông qua sự kết hợp của hiện vật, tài liệu, hình ảnh và các phương tiện trưng bày đa phương tiện hiện đại. Liên kết các sự kiện lịch sử với không gian địa lý của Thủ đô, Bảo tàng đã giúp người xem có hình dung rõ ràng về sự thay đổi của Thành phố qua các thời kỳ.

Chị Phạm Hải Âu, hướng dẫn viên Bảo tàng Hà Nội cho biết: "Bảo tàng Hà Nội có trong kho cơ sở của mình khoảng trên 70.000 tài liệu, hiện vật. Trong đó có một số các hiện vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia, hiện đang được trưng bày. Bảo tàng đã áp dụng nhiều công nghệ mới trong việc trưng bày".

Trong những năm qua, cùng với công tác hoàn thiện trưng bày chính thức, việc sưu tầm các tư liệu, hiện vật giá trị luôn được Bảo tàng Hà Nội chú trọng. Một trong những hiện vật giá trị là đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang dấu ấn “Made in Viet Nam”. Đầu máy tự lực số hiệu 141-179 là một trong rất ít đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang dấu ấn “Made in Viet Nam” còn sót lại. Ít ai biết rằng, để có hiện vật gốc này là cả một quá trình sưu tầm dày công của các cán bộ Bảo tàng. Hành trình sưu tập đầu máy hơi nước đã được Bảo tàng Hà Nội tiến hành từ cuối năm 2017.

Có dịp đến thăm Bảo tàng Hà Nội, ông Chu Minh Hồng (Tây Hồ) không khỏi thích thú và tự hào: "Đến tham quan không gian trưng bày về di sản công nghiệp trong thời kỳ phát triển xã hội miền Bắc, có thể nói rất tự hào và phấn khởi về nền công nghiệp của đất nước nói chung và của Thủ đô ta nói riêng".

Mỗi bảo vật thể hiện rất cao về trình độ kỹ thuật và nghệ thuật là một trong những giá trị cốt lõi của con người Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất Kinh kỳ tinh hoa hội tụ. Đây là nguồn tư liệu quan trọng về lịch sử, văn hóa và con người Hà Nội cần được gìn giữ và phát huy giá trị. Hình ảnh các sinh viên, học sinh làm bài tập, học ngoại khóa tại Bảo tàng Hà Nội cũng không còn lạ lẫm. Học lịch sử qua bảo tàng và di tích là phương pháp mang tính hiệu quả và nhân văn sâu sắc. Những chuyến đi thực tế đã giúp học sinh, sinh viên “sống” cùng lịch sử.

Theo ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng cũng kêu gọi xã hội hoá về công nghệ và đã có những chuyên đề được sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp. Để có được những tương tác phù hợp với xu thế phát triển, Bảo tàng vẫn tiếp tục lựa chọn sự hỗ trợ của công nghệ trong việc trưng bày các hiện vật lịch sử của Thủ đô".

Bảo tàng Hà Nội không chỉ là nơi lưu giữ và trưng bày lịch sử, mà còn là một không gian sống động, nơi quá khứ và hiện tại giao thoa, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về hành trình 1.000 năm của Thăng Long - Hà Nội. Với vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, giáo dục và quảng bá văn hóa, Bảo tàng Hà Nội hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển văn hóa và du lịch của Thủ đô trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc lâu nhất. Những kỷ vật được lưu giữ tại đây phản ánh giá trị cao đẹp nhất của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào 20h ngày 19/5, nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là cuộc hành trình nghệ thuật thấm đẫm tình cảm đầy thiêng liêng dâng lên Bác Hồ, dẫn dắt người xem từ những năm tháng “lênh đênh bốn biển” tìm đường cứu nước, những ngày “cháo bẹ rau măng” gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc, cho tới ngày Bác trở về gắn bó với Thủ đô Hà Nội.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào tối 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ, là hành trình âm nhạc đầy cảm xúc về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác.