Bão số 4 sắp hình thành có đường đi rất phức tạp

Áp thấp nhiệt đới đã di chuyển vào Biển Đông trong sáng nay 17/9. Với tất cả các yếu tố khí quyển hiện tại và dự đoán trong tương lai, đường đi của áp thấp nhiệt đới, nếu trở thành bão số 4, dự kiến sẽ rất phức tạp.

Sáng nay (17/9), áp thấp nhiệt đới đã đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông.

Hồi 10 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 119,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.

Dự báo trong 24 dến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), biển động mạnh. Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 2,0-4,0m, từ chiều và đêm ngày 17/9 tăng lên 3,0-5,0m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Dự báo trong 24 dến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vị trí hình thành của áp thấp nhiệt đới hiện tại tương đồng với cơn bão số 3 Yagi, khi cả hai đều xuất phát từ khu vực phía Đông đảo Luzon. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Hưởng, điều kiện môi trường xung quanh không thuận lợi như lần trước. Áp thấp nhiệt đới hiện tại phải chia sẻ năng lượng và độ ẩm với cơn bão Pulasan đang hoạt động ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Do đó, cơn áp thấp nhiệt đới này cần từ 1-2 ngày khi vào Biển Đông để hoàn thiện cấu trúc và có khả năng mạnh lên thành bão.

Ngoài việc tương tác với bão Pulasan, áp thấp nhiệt đới còn chịu ảnh hưởng từ dòng dẫn đường quy mô lớn của áp cao cận nhiệt đới, đồng thời có thể bị tác động bởi khối không khí lạnh dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta sau ngày 19/9.

Ông Hưởng lưu ý, với tất cả các yếu tố khí quyển hiện tại và dự đoán trong tương lai, đường đi của áp thấp nhiệt đới, nếu trở thành bão số 4, sẽ rất phức tạp. Có hai kịch bản chính về hướng di chuyển của cơn bão này khi nó đến khu vực quần đảo Hoàng Sa. Thứ nhất, áp thấp nhiệt đới có thể tiếp tục di chuyển thẳng vào Trung Trung Bộ. Thứ hai, cơn bão có thể thay đổi hướng di chuyển theo Tây Tây Bắc và ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

"Tất cả những mô hình dự báo của Việt Nam và quốc tế đều nhận định, cường độ của áp thấp nhiệt đới sau khi mạnh lên thành bão không thể mạnh như bão số 3", ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin thêm

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khu vực Hà Nội có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to cục bộ có nơi mưa rất to từ đêm 22 - 24/5, với tổng lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết.

Một đường dây kinh doanh đa cấp quy mô đặc biệt lớn, liên quan đến hơn 9.000 người với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 22/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Gần 5 triệu lượt khách đã được các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển trong tháng 5, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2024.

Thành phố Hà Nội vừa được vinh danh là một trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới năm 2025, đứng thứ 9 toàn cầu và dẫn đầu khu vực châu Á.

Thời tiết Hà Nội ngày 22/5 dự báo nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 36 độ; từ sau 16 giờ, mưa dông trên diện rộng với cường độ mạnh khả năng xuất hiện.