Báo động lượng CO2 từ năng lượng hóa thạch tăng kỷ lục

Báo cáo của các nhà khoa học từ hơn 90 tổ chức quốc tế ước tính tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu đạt 40,9 tỷ tấn trong năm nay.

Trong đó, khí thải từ năng lượng hóa thạch vẫn chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải là 36,8 tỷ tấn, tăng 1,1% so với năm ngoái. Lượng CO2 còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động sử dụng đất của con người như sản xuất nông nghiệp, phá rừng, hoặc hiện tượng tự nhiên như cháy rừng.

Một số quốc gia gây ô nhiễm lớn đã đạt mức phát thải CO2 giảm trong năm nay  - bao gồm mức giảm 3% ở Mỹ và mức giảm 7,4% trên toàn Liên minh Châu Âu (EU). Thế nhưng một số quốc gia dự kiến sẽ chứng kiến lượng CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tăng, do nhu cầu sử dụng than đá, dầu và khí đốt gia tăng trong quá trình phục hồi sau thời gian đại dịch Covid- 19. Trong đó, lượng khí thải CO2 tăng hơn 8% ở Ấn Độ, khiến nước này hiện vượt qua EU để trở thành khu vực phát thải nhiên liệu hóa thạch lớn thứ ba thế giới. Ở các quốc gia này, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đang vượt xa việc triển khai đáng kể năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, khí thải từ ngành hàng không cũng tăng 28% trong năm nay khi ngành này đang dần phục hồi từ mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch.

Mặc dù thảm thực vật và các đại dương trên thế giới tiếp tục hấp thụ khoảng 50% trong tổng lượng khí thải CO2 của năm 2023, nhưng phần còn lại tích tụ trong bầu khí quyển và đang khiến Trái đất ngày càng nóng lên. Các chuyên gia nhận định có khả năng sự ấm lên toàn cầu sẽ vượt quá ngưỡng 1,5 độ C trong thỏa thuận Paris vào năm 2030, có nghĩa là chỉ trong 7 năm tới.

Cho đến nay, việc đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Nhiên liệu hóa thạch là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại - ngay cả với sự phát triển của năng lượng tái tạo, nhiên liệu hóa thạch vẫn tạo ra khoảng 80% năng lượng của thế giới.

Chính vì vậy, đàm phán loại bỏ nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung gây tranh cãi nhất trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28) diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 9/5/2025 đánh dấu tròn 80 năm chiến thắng phát xít Đức – mốc son lịch sử làm nên bản lĩnh và niềm tự hào dân tộc của người dân Liên Xô trước đây và người dân Nga ngày nay.

Thủ tướng Netanyahu cho biết chiến dịch sắp tới tại Gaza sẽ là một “chiến dịch quân sự cường độ cao”. Chiến dịch này đã được nội các an ninh thông qua sau khi Israel huy động hàng chục nghìn quân dự bị để chuẩn bị cho cuộc tấn công trên diện rộng, đồng thời khiến cho viễn cảnh hoà bình tại Dải Gaza ngày càng xa vời.

Ngày 24/6/1945, Quảng trường Đỏ ở Moscow trở thành tâm điểm của thế giới khi Hồng quân Liên Xô tổ chức Lễ duyệt binh Chiến thắng đầu tiên, đánh dấu sự sụp đổ của phát xít Đức và vinh danh cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Đây không chỉ là một sự kiện quân sự mà còn là biểu tượng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô, của lòng quả cảm, sự hy sinh và niềm tự hào dân tộc.

Quân đội Ấn Độ đã triển khai một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào sáng 7/5, trong một chiến dịch quân sự mang tên Sindoor. Vì sao Ấn Độ lại lựa chọn những địa điểm này và chúng có ý nghĩa chiến thuật như thế nào đối với chiến dịch Sindoor? Các bên liên quan đã đưa ra những tuyên bố gì về các cuộc tập kích này? Động lực nào thúc đẩy Ấn Độ phát động chiến dịch tấn công ngay từ đầu?

Vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7/5 cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang leo thang nhanh chóng, bất chấp các lời kêu gọi kiềm chế từ quốc tế.

Tổng thống Trump đang định hình nền chính trị toàn cầu, làn sóng chính trị trên thế giới cũng bắt đầu chia phe với nhiệm kỳ của ông Trump. Có nơi “Hiệu ứng Trump” tạo ra một cú hích, nhưng nhiều nơi lại rất phản đối.