Báo động đỏ chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều

Những ngày qua, các hệ thống quan trắc chất lượng không khí liên tục đưa ra cảnh báo về các chỉ số ô nhiễm của Hà Nội ở mức nguy hại cho sức khỏe.

Hà Nội hiện đang trong giai đoạn ô nhiễm không khí ở mức độ cao nhất trong năm. Từ tháng 11 đến nay, rất nhiều ngày tình trạng ô nhiễm không khí Hà Nội ở mức xấu. Để ý quan sát, chúng ta thường xuyên thấy những lớp sương mờ trắng đục vào buổi sáng. Lớp sương này có hôm còn kéo dài cả ngày

Sáng 3/12, ứng dụng IQ Air liên tục xếp Hà Nội trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Lúc 8h30 ngày 3/12, ứng dụng IQAir còn ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội cao thứ ba thế giới với chỉ số ở mức 182, không tốt cho người nhạy cảm. Lúc 11h cùng ngày, điểm đo 556 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) thuộc Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) hiển thị chỉ số chất lượng không khí AQI là 160, mức không khí xấu. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cảnh báo, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, số người tử vong do các nguyên nhân bắt đầu từ bụi mịn của Hà Nội là gần 5800 người mỗi năm, chiếm 32 % trong tổng số của miền Bắc. Đó là con số rất đáng báo động.

Vậy không khí Hà Nội ô nhiễm như vậy là do đâu? Qua quá trình thực đo thì mới đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khoảng 1/3 lượng bụi PM 2.5 có trong không khí đến từ các nguồn tại chỗ ở Hà Nội, trong đó phát thải từ giao thông là nguyên nhân hàng đầu. Hà Nội hiện có khoảng hơn 6.000.000 xe máy thì đến 70% là xe sử dụng trên 5 năm, thậm chí là xe cũ nát. Không có thói quen bảo dưỡng hàng năm, khói thải từ xe máy khiến mức độ ô nhiễm của Hà Nội cao hơn hẳn Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Biết là như vậy nhưng để cấm xe máy không đạt chuẩn khí thải là rất khó. Xe máy cũ, thậm chí là nát vẫn lưu hành trên mọi con phố. Hiện tại chưa có một chế tài xử lý loại xe quá hạn sử dụng này.

40 % dân số của Thủ đô Hà Nội đã bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM 2.5 ở mức trên 45 mg/m3, hơn gấp đôi mức quy chuẩn Quốc gia. Đó là kết quả từ năm 2015, nhưng có lẽ con số này đến nay cũng không giảm, bởi gần 8 năm trôi qua vấn đề ô nhiễm do giao thông vẫn chưa được giải quyết. Phương tiện giao thông được xem là nguyên nhân gây ô nhiễm nội tại lớn nhất của Hà Nội. Nhưng lượng bụi mịn do giao thông chỉ chiếm 1/3 số bụi mịn ở Hà Nội. Các số liệu đo đạc đã cho thấy nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí lại nằm ở yếu tố bên ngoài. 2/3 lượng bụi mịn có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm các nhà máy điện và công nghiệp lớn cũng như là các làng nghề. Các làng nghề nằm ở các tỉnh lân cận như là Hưng Yên và Bắc Ninh vẫn ngày ngày thổi khói bụi về phía Thủ đô. Các loại khói thải này được sinh ra từ việc đốt than, đốt củi tại các nồi hơi và lò nung. Bằng dữ liệu vệ tinh, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra xu thế bụi mịn tiếp tục được vận chuyển từ khu vực bên ngoài vào Hà Nội. Từ trung tâm thành phố Hà Nội đến  làng nghề của Bắc Ninh hay Hưng Yên chỉ khoảng 30 km. Vào những ngày có gió, bụi mịn không chỉ được vận chuyển vào Hà Nội nhanh mà còn đậm đặc hơn rất nhiều.

Giảm sử dụng than và sinh khối đối với nồi hơi và lò nung tại các làng nghề, ngăn chặn bụi đường bằng cách trải nhựa và phun nước. Tăng cường kiểm soát khí thải đối với ô tô và xe máy, hạn chế phương tiện có lượng khí thải cao hướng đến việc loại bỏ hoàn toàn phương tiện không đủ tiêu chuẩn về khí thải.  Thúc đẩy giao thông công cộng, phát triển phương tiện ô tô và xe máy điện. Hy vọng là những giải pháp này sẽ giúp cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng giảm được lượng khí thải để có được chất lượng không khí tốt hơn vào năm 2030 mà đồng thời cũng là giúp chúng ta đạt được các cam kết đưa phát thải ròng về bằng 0 vào năm 2050./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sân khấu nổi trên hồ Hoàng Cầu đã dần thành hình sau gần một năm thi công, với thiết kế mở, sức chứa khoảng 1.000 chỗ, lan can kính tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên và lối đi dạo ven hồ được mở rộng.

Dưới lớp sóng lăn tăn phản chiếu ánh hoàng hôn, Hồ Tây đang gánh trên mình một sức nặng vô hình: nước thải từ các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Đẹp nhưng chưa chắc đã sạch.

Khi việc nhập cảnh dễ dàng hơn, Hà Nội và Việt Nam sẽ càng có cơ hội đón làn sóng du khách quốc tế, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp, mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế và ngành du lịch. Nhưng cơ hội này có dễ dàng nắm bắt hay không? Cần làm gì để biến chính sách miễn thị thực thành lợi thế thực sự?

UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho quận Ba Đình nghiên cứu phương án nâng chiều cao tối đa lên 40 tầng đối với khu chung cư cũ Thành Công khi tái thiết. Quyết định này ngay sau đó được nhiều người Hà Nội quan tâm và tán thành.

Thời gian qua, nhiều người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ được người dùng xem như "chứng nhận sống" cho sản phẩm. Nhưng liệu danh tiếng của họ có đủ để đảm bảo sự thật?

Việc ngồi ngay sát đường ray để tận hưởng cảm giác "sát tàu" dù thú vị nhưng không khác gì một cuộc đua với tử thần. Vì thế, Hà Nội đã có động thái mạnh mẽ: không tổ chức các tour đưa khách đến trải nghiệm cà phê đường tàu. Đây là quyết định cần thiết giữa muôn vàn ý kiến của cộng đồng mạng bày tỏ đôi chút tiếc nuối.