Bảo đảm sự vận hành thông suốt của sở, ngành sau sắp xếp
Hội nghị được tổ chức ngay sau khi kỳ họp lần thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI thông qua nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố vào sáng 25/2.
Tới dự có Uỷ viên Trung ương Đảng – Phó Bí thư Thành uỷ - Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ – Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Minh Hải cùng đại diện các sở ngành.

Sau khi được sắp xếp, tổng số lượng cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Hà Nội có 15 sở, giảm 6 sở và giảm một tổ chức hành chính khác. Trong đó, có 10 sở hợp nhất thành 5 sở mới; một sở mới được hình thành trên cơ sở hợp nhất hai ban và có hai ban hợp nhất thành một ban.
Tại buổi lễ, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh thông báo 63 quyết định về công tác cán bộ:

1. Hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để thành lập Sở Tài chính:
- Giám đốc: Nguyễn Xuân Lưu
2. Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Giám đốc: Nguyễn Xuân Đại
3. Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ để thành lập Sở Khoa học và Công nghệ:
- Giám đốc: Nguyễn Hồng Sơn
4. Hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ để thành lập Sở Nội vụ:
- Giám đốc: Trần Đình Cảnh
5. Hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải để thành lập Sở Xây dựng:
- Giám đốc: Nguyễn Phi Thường
6. Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ:
- Phó Giám đốc phụ trách: Nguyễn Nguyên Quân
7. Hợp nhất Ban Quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc để thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố:
- Trưởng ban: Vũ Xuân Hùng
8. Sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND thành phố:
- Chánh Văn phòng: Trương Việt Dũng.
Tại buổi lễ cũng công bố quyết định các phó giám đốc sở sau sắp xếp, cụ thể: Sở Tài chính có 8 phó giám đốc; Sở Nông nghiệp và Môi trường có 6 phó giám đốc; Sở Khoa học và Công nghệ có 6 Phó giám đốc; Sở Nội vụ có 5 phó giám đốc; Sở Xây dựng có 7 phó giám đốc; Sở Dân tộc và Tôn giáo có một phó giám đốc; Văn phòng UBND thành phố có bốn phó chánh văn phòng; Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu Công nghiệp thành phố có 6 phó trưởng ban.




Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh bày tỏ tri ân và ghi nhận đóng góp to lớn của các ngành, đơn vị, các đồng chí cán bộ đóng góp thành tích quan trọng vào phát triển Thủ đô vừa thực hiện hợp nhất, sáp nhập.
Trong đó có nhiều đơn vị là trụ cột và có bề dày truyền thống như ngành kế hoạch đầu tư; ngành nông nghiệp… tuy nhiên, Chủ tịch khẳng định, trong xu hướng đi lên của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới, chúng ta phải tự thay đổi để có bộ máy lớn mạnh hơn, “nhẹ hơn” trong thực thi các nhiệm vụ mới.
Chủ tịch cũng yêu cầu các sở ngành, đơn vị sau sắp xếp phải bắt tay ngay vào việc như ban hành quy chế, phân công rõ trách nhiệm, thực hiện việc phân cấp phân quyền bởi phía trước là một khối lượng công việc đồ sộ do yêu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển cũng như sự mong chờ, kỳ vọng của nhân dân. Chủ tịch yêu cầu“bắt tay ngay vào việc, không thể chậm trễ”.

Nhấn mạnh năm 2025 thành phố có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ tăng trưởng trên 8%, tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và tiếp tục tái cơ cấu các cấp chính quyền, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành vừa được hợp nhất, sáp nhập, chuyển chức năng, nhiệm vụ cùng đoàn kết, đồng lòng bắt tay ngay vào thực hiện, phân công, phân cấp, phân quyền nhiệm vụ, bảo đảm công tác của các đơn vị thông suốt, giữ nhịp và phấn đấu bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng trưởng trên 8% trong năm 2025 của Thủ đô Hà Nội.
Đại diện các lãnh đạo sở, ngành vừa được bổ nhiệm, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu xin cam kết chung sức, đồng lòng cùng tập thể lãnh đạo và toàn bộ cán bộ, công chức không ngừng sáng tạo, đoàn kết và nỗ lực, quyết tâm cao để giữ vững và phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được trong thời gian qua để tiếp tục công tác tốt hơn nữa trong thời gian tới; chủ động, tích cực tham mưu với lãnh đạo thành phố những giải pháp tích cực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển của Thủ đô.


Hồ Tây là không gian lý tưởng để người dân Thủ đô trải nghiệm các hoạt động thể dục thể thao, là điểm đến yêu thích của những người cao tuổi duy trì lối sống vui khỏe.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 29/3 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Đợt không khí lạnh mới tràn về khiến thời tiết Hà Nội ngày 29/3 trở rét, ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ; nhiệt độ giảm vào từ cuối tuần này.
Đội CSGT đường bộ số 6 – Phòng CSGT Hà Nội đã phát hiện xử lý gần 40 thanh thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối phó với sự lan tràn bạo lực mạng, việc trang bị các kiến thức phòng, chống bạo lực mạng là một yêu cầu cấp thiết.
Ảnh hưởng của trận động đất mạnh hơn 7 độ ở Myanmar khiến nhiều toà nhà ở TP. HCM rung lắc, người dân sống và làm việc tại một số tòa nhà cao tầng đã tháo chạy xuống mặt đất.
0