Bảo đảm bình ổn giá và nguồn cung hàng hoá
Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường hàng hóa tiếp tục được bình ổn khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan điều tiết và các doanh nghiệp sản xuất, phân phối.
Siêu thị Co.opmart Hà Nội là một trong những đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá. Họ cho biết, mỗi khi thị trường có biến động, các giải pháp về nguồn cung và giá cả hàng hóa luôn được thực hiện tốt. Đặc biệt, các dòng sản phẩm nhãn hàng riêng luôn được áp dụng mức giá hợp lý nhất.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi luôn chủ động phối hợp với các nhà cung cấp liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi tại 800 điểm bán trên toàn quốc. Trước, trong và sau Tết đến giờ, hàng hóa và giá cả của chúng tôi vẫn luôn ổn định đến giờ".
"Mặc dù mức lương của công chức viên chức tăng nhưng chúng tôi vẫn giữ được giá bình ổn. Ngoài giá bình ổn đó chúng tôi còn thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu cho người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm”, bà Dung cho biết thêm.
Theo người tiêu dùng, từ đầu năm tới nay nguồn cung và giá cả các mặt hàng hóa thiết yếu cơ bản được ổn định, không có sự biến động quá lớn. Họ tin tưởng sự tăng lương cơ bản từ 1/7 sẽ không ảnh hưởng nhiều tới mặt bằng giá.

Theo các chuyên gia kinh tế, từ ngày 1/7/2024 tăng lương cơ sở, điều này có thể gây tâm lý giá cả hàng hóa tăng theo lương. Nhưng, với những giải pháp mà Chính phủ và các bộ ngành đưa ra thì thị trường vẫn tiếp tục được giữ ổn định.
Ông Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế cho hay: “Trong vấn đề lương tăng, giá tăng, thì vấn đề quan trọng nhất là Nhà nước phải kiểm soát. Khả năng tăng lương có tác động đến lạm phát hay không thì qua phân tích ta thấy khó có khả năng. Bởi vì tỷ lệ lương trong lĩnh vực công mặc dù rất lớn, ví dụ từ năm 2024 – 2026, Bộ Tài chính đã chuẩn bị một lượng tiền rất lớn khoảng 936 nghìn tỷ. Với cái đó, với lương của khu vực công so với khu vực tư nhân thì còn thấp. Cho nên mức tăng như hiện nay là cao nhất từ trước tới nay 30% thì cũng không có tác động”.
Bộ Công thương dự báo trong thời gian tới, với các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện. Các mặt hàng thiết yếu cũng như cung cầu không có biến động lớn nên thị trường sẽ tương đối bình ổn.


Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
0