Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam

Sáng 2/4, báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam năm 2023 đã được công bố. Báo cáo năm nay dành nhiều tập trung cho vấn đề nổi bật của năm 2023 đó là chuyển đổi số. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề cũng được đề cập như hoạt động của các tổ chức tín dụng, thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển bền vững, kinh tế xanh.

Đây là lần thứ 6 báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam được công bố. Báo cáo là sản phẩm khoa học thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm giai đoạn 2018-2025 của trường Đại học Thương mại, thể hiện quan điểm khách quan, độc lập đối với các vấn đề kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế.

Theo đó, GDP Việt Nam trong năm 2023 tăng dần đều theo các quý, đến quý cuối cùng tăng đột biến. Nhờ đó tăng trưởng cả năm đạt 5,05% là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Khu vực nông nghiệp được khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế. Xuất khẩu nông sản, rau quả và gạo liên tục lập đỉnh mới. Vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng cao.

Báo cáo là sản phẩm khoa học thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm giai đoạn 2018-2025 của trường Đại học Thương mại.

Năm 2023 cũng là năm có nhiều dự án cao tốc hoàn thành và khởi công nhất trong hơn một thập kỷ qua. Tỷ trọng kinh tế số đóng góp 15% GDP. Đáng chú ý, ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 cũng đã được dự báo. Kịch bản tăng trưởng cao, GDP Việt Nam có thể đạt tới 6,21%; kịch bản tiêu cực, GDP chỉ đạt 5,21%; còn kịch bản cơ sở là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất thì GDP Việt Nam đạt mức tăng 5,78% trong năm 2024.

Báo cáo do GS.TS Đinh Văn Sơn làm chủ biên là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.