Bánh mỳ- món ăn đường phố nổi tiếng

(HanoiTV) - Nhắc đến món ăn đường phố Hà Nội, chúng ta không thể không kể đến món bánh mỳ kẹp nổi tiếng. Món ăn này đã từng được các chuyên gia đầu bếp nước ngoài hết lời ca tụng.

Bánh mỳ là món ăn thứ 2 chỉ sau “Phở” khi người nước ngoài đặt chân đến Việt Nam muốn thử bởi mùi vị ngon hòa quyện của nó.

Các nguyên liệu nhân bánh mỳ rất đa dạng, từ những món cơ bản nhất vẫn phải có như pate, trứng, chả, lạp sườn, thịt xá xíu,... cho đến những nguyên liệu tưởng chừng như không hợp mà lại rất vừa miệng như nem khoai, thịt bò, thậm chí cả... kem.

Không chỉ đẹp về hình thức, mùi vị của bánh mỳ kẹp mới là điểm hấp dẫn ấn tượng với thực khách. Đó là lớp vỏ bánh nóng giòn bên ngoài, sự đậm đà của lớp thịt bên trong và vị chua độc đáo của những loại rau quả tươi hoặc đã được trộn theo kiểu salad. Đơn giản mà hài hòa đến từng chi tiết, không thiếu cũng chẳng thừa, đó là đặc trưng của ẩm thực Việt Nam khiến người nước ngoài say mê.
Bánh mỳ kẹp có nhiều phiên bản khác nhau đa dạng là do nhân của nó: Những chiếc bánh mỳ Sài Gòn thì có kẹp với thịt xíu mại ngọt giòn; bánh mỳ Đà Nẵng với lát chả cá thơm lừng; bánh mỳ Hà Nội với những miếng chả, miếng pate béo ngậy tan chảy trong từng miếng bánh.
Vào mùa lạnh, người ta thường nhâm nhi cốc trà nóng cùng với chiếc bánh mỳ kẹp thịt xiên nướng thơm lừng.

Món bánh mì kẹp thịt là món ăn bình dân và có giá cả phù hợp, có thể bắt gặp trên mọi con phố Hà Nội và trong các hẻm nhỏ, từ xe bán bánh mì cho đến cửa hàng lớn. Đây là món ăn nhanh phổ biến và dễ tìm nhất.

Thời gian dù có đổi thay nhưng bánh mỳ kẹp vẫn luôn là món ăn vặt đường phố có chỗ đứng trong lòng thực khách Việt và đang dần khẳng định vị trí của mình với du khách yêu ẩm thực khắp năm châu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.

Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.

Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.