Bangladesh gia hạn lệnh giới nghiêm vì bất ổn vẫn tiếp diễn
Theo truyền thông địa phương, lệnh giới nghiêm được ban bố lần đầu vào ngày 19/7 và dự kiến sẽ tiếp tục có hiệu lực trong “khoảng thời gian chưa xác định”, cho đến khi Chính phủ đánh giá toàn diện tình hình và quyết định các hành động tiếp theo.
Tình trạng bất ổn trên toàn quốc nổ ra khi các sinh viên xuống đường biểu tình nhằm phản đối việc áp dụng hệ thống hạn ngạch dành cho các vị trí việc làm trong khu vực công.

Những người biểu tình cho rằng chính sách này là không công bằng và phân biệt đối xử, vì những người trẻ tuổi phải chật vật tìm việc làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Thay vào đó, chính sách lại có lợi cho các thành viên của đảng Liên đoàn Awami cầm quyền, do Thủ tướng Hasina lãnh đạo.
Trước tình trạng các cuộc biểu tình lan rộng, Tòa án tối cao Bangladesh đã đình chỉ áp dụng hệ thống này trong một tháng để chờ phiên điều trần vào ngày 7/8. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Bangladesh đang ở mức cao, chiếm gần 20% dân số.


Nước Mỹ lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn và lũ quét mới vào ngày 5/4, tại các khu vực miền Nam và Trung Tây, vốn đã bị ngập úng nhiều ngày qua do bão lớn và lốc xoáy gây chết người.
Giới chức Hàn Quốc có thể sẽ đẩy mạnh điều tra các cáo buộc chống lại ông Yoon Suk Yeol cho dù ông đã bị phế truất chức vụ tổng thống.
Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế trả đũa toàn diện đối với hàng hóa của Mỹ, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và sản xuất của Mỹ.
Các biện pháp thuế quan mới của ông Trump cho thể khiến chi phí hàng năm của Apple tăng. Ước tính, điện thoại iPhone 16 bán tại Mỹ cũng sẽ tăng hàng trăm đô la Mỹ.
Thủ tướng Pháp François Bayrou cho rằng việc áp thuế là một “cơn địa chấn” và Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại đầu tiên.
Mỹ tiếp tục tiến hành hàng loạt các cuộc không kích dữ dội nhằm vào Phong trào Houthi tại Yemen trong ngày 5/4, trong đó ít nhất có bảy cuộc tấn công nhằm vào khu vực Hafasin thuộc tỉnh Saada.
0