Băng tuyết bao phủ nhiều châu lục | Nhìn ra thế giới | 24/01/2024
Những ngày này, tuyết rơi dày đang phủ một màn trắng xóa ở khắp nước Mỹ, châu Âu, và nhiều nơi ở châu Á, gây ra tình trạng hỗn loạn giao thông, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học New Hampshire (Hem sơ) và Đại học bang Colorado, du lịch thể thao trên tuyết đóng góp khoảng 20 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ mỗi năm. Phần lớn chi tiêu đó dành cho các khu trượt tuyết. Trung Quốc cũng đang khai thác rất thành công lợi thế của các vùng có tuyết để phục vụ du lịch. Nhiệt độ lạnh kỷ lục và bão tuyết không phải là những kiểu thời tiết khắc nghiệt duy nhất có thể xảy ra. Science Advances năm 2019 dự đoán các hiện tượng thời tiết cực đoan gây chết người có thể tăng tới 50% vào năm 2100.
- Tài sản của các tỷ phú giàu nhất thế giới | Nhìn ra thế giới | 19/01/2024
- Căng thẳng ở Biển Đỏ gây bất ổn kinh tế thế giới | Nhìn ra thế giới | 21/01/2024
- Lò lửa Trung Đông tăng nhiệt | Nhìn ra thế giới | 21/01/2024
- Ecuador chìm trong làn sóng bạo lực | Nhìn ra thế giới | 22/01/2024
- Nóng cuộc đua thị trường xe điện toàn cầu 2024 | Nhìn ra thế giới | 23/01/2024


Vụ đối đầu của Nga và Estonia trên biển Baltic liên quan đến một tàu chở dầu không chỉ phản ánh căng thẳng gia tăng giữa Nga và NATO, mà còn đặt ra câu hỏi lớn về nỗ lực của phương Tây trong việc kiềm chế và đối phó với đội tàu này, cũng như những hệ lụy nếu NATO quyết định mạnh tay hơn.
Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đứng đầu thế giới về robot hình người tân tiến đang bước vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt nhằm khẳng định vị thế trên toàn cầu. Cuộc đua giờ đây tập trung vào việc ai có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, với số lượng lớn hơn và các robot thông minh hơn.
Nền kinh tế Nhật Bản vốn đã chật vật với lạm phát cao, nay có thể rơi vào suy thoái nếu xuất khẩu giảm mạnh do thuế quan của Mỹ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và kìm hãm tăng trưởng tiền lương. Kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với nhiều áp lực, khi các số liệu mới công bố và dự báo của giới chuyên gia đều cho thấy những tín hiệu đáng lo ngại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã tuyên bố ý định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt đối với Chính phủ Syria. Quyết định này của ông Trump không chỉ đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Washington, mà còn là bước ngoặt có thể tái định hình ngoại giao Trung Đông.
Mọi sự chú ý của dư luận quốc tế ngày 15/5 đã đổ dồn về Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được kỳ vọng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, sau gần một ngày dài chờ đợi, cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine kể từ mùa Xuân năm 2022 đã không diễn ra dù các phái đoàn đàm phán đã tới Istanbul.
Trong chuyến công du đến Trung Đông, Tổng thống Mỹ Donald Trump không có kế hoạch ghé thăm Israel, một đồng minh vốn thân cận của Mỹ tại khu vực này. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ về vị trí của Israel trong ưu tiên ngoại giao của Mỹ.
0