Băng tan ở Thụy Sĩ vượt mức trung bình năm 2024

Các sông băng ở Thụy Sĩ đã tan với tốc độ trên trung bình trong năm 2024, trong bối cảnh mùa hè nóng gay gắt vào tháng 8 vừa qua, làm tan chảy lượng tuyết lớn.

Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu về sông băng vui mừng khi lượng tuyết rơi vào mùa đông và mùa xuân ở dãy Alps cao hơn mức trung bình, họ hy vọng điều này sẽ báo hiệu chấm dứt sự suy giảm mạnh diện tích sông băng trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình vào tháng 8 cao hơn một vài độ so với mức đóng băng, ngay cả ở những khu vực rất cao và lạnh như trạm Jungfraujoch, nhiệt độ vẫn không đủ để giữ cho băng không tan chảy.

Các nhà khoa học đã đo được lượng băng tan chảy kỷ lục trên khắp cả nước trong tháng 8. Nhìn chung, họ cho biết các sông băng Thụy Sĩ đã mất 2,5% thể tích trong năm nay, cao hơn mức trung bình của thập kỷ qua.

Ông Matthias Huss, Giáo sư Băng học cho biết: "Nếu xu hướng mà chúng ta thấy trong năm nay tiếp tục, đây sẽ là một thảm họa đối với các sông băng Thụy Sĩ. Chúng gần như có thể biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ. Vì vậy, chúng ta cần phải đảm bảo nhiệt độ không tăng nhanh như những năm gần đây hoặc ít nhất giữ cho nhiệt độ ổn định."

Giáo sư Matthias Huss cho biết thêm, một trong những yếu tố đẩy nhanh sự tan chảy băng trong năm nay là bụi từ sa mạc Sahara. Điều này còn khiến các tảng băng có màu nâu hoặc hồng. Bề mặt băng tối sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn thay vì phản xạ lại, làm cho lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ vào băng nhiều hơn, tăng nhiệt độ của băng và dẫn đến tan chảy nhanh chóng.

Hơn một nửa số sông băng ở dãy Alps nằm ở Thụy Sĩ, nơi nhiệt độ đang tăng gấp đôi mức trung bình toàn cầu do biến đổi khí hậu. Nếu tình trạng này tiếp tục, các sông băng ở dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% khối lượng hiện tại vào năm 2100.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã thông báo về việc đạt thỏa thuận tạm đình chỉ các mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày kể từ ngày 14/5, để tiến hành đàm phán. Thỏa thuận tạm thời giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã thổi bừng sinh khí cho thị trường toàn cầu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12/5 thông báo rằng, ông vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía Nga đối với đề nghị đàm phán trực tiếp vào ngày 15/5 tới ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Sân bay Srinagar - điểm giao thông quan trọng tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã mở cửa trở lại và đón các chuyến bay sau nhiều ngày bị gián đoạn vì giao tranh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.

Núi lửa Kanlaon tại miền Trung Philippines đã bất ngờ phun trào vào rạng sáng nay, theo giờ địa phương, gây ra cột tro xám khổng lồ cao khoảng 3 km.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bày tỏ tin tưởng rằng Nga và Ukraine sẽ đạt được một số quyết định mang tính thỏa hiệp nhất định trong vài ngày tới để có thể bắt đầu đối thoại nhằm giải quyết xung đột.

Cảnh sát Anh đang tiến hành điều tra một vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 12/5 tại ngôi nhà của Thủ tướng Keir Starmer ở phía Bắc thủ đô London.