Bàn về lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk yeol ban hành lệnh thiết quân luật vào lúc gần nửa đêm ngày 3/12 vừa qua. Quân đội chưa kịp triển khai phong toả trụ sở Quốc hội, người dân và nghị sỹ đã kéo về trụ sở Quốc hội, ngăn không cho quân đội chiếm giữ toà nhà.

Các vị dân biểu đã hội họp và nhanh chóng thông qua quyết định vô hiệu hoá lệnh thiết quân luật của Tổng thống. Không chỉ có số dân biểu thuộc các đảng phái trong phe đối lập mà tất cả các vị dân biểu thuộc đảng Nhân dân tiến bộ (PPP) của ông Yoon Suk yeol tham dự phiên họp cũng đều ủng hộ Quốc hội vô hiệu hoá lệnh thiết quân luật của ông Yoon Suk yeol.

Sự phản đối và bất bình của người dân cũng như của các vị dân biểu trong Quốc hội và trong đảng PPP đã buộc ông Yoon Suk yeol sáu giờ sau phải rút lại lệnh thiết quân luật.

Chỉ sau có mấy giờ đồng hồ cũng đã đủ để gây ra tác động, hậu quả và hệ luỵ nguy hại hiện không thể lường hết được đối với nền dân chủ ở Hàn Quốc. Ông Yoon Suk yeol khơi mào cuộc đấu tranh quyền lực với Quốc hội và chủ định dùng giới quân sự thông qua lệnh thiết quân luật để giành về phần thắng trong cuộc ganh đấu này.

Ông Yoon Suk yeol chọn giải pháp cực đoan nhất trong tất cả các giải pháp cực đoan có được để tìm cách tự giải thoát ra khỏi tình thế khó khăn trong cầm quyền hiện tại ở Hàn Quốc. Trong hơn 2 năm cầm quyền đến nay, ông khá thành công về đối ngoại nhưng lại gần như không đạt được thành tựu đáng kể nào về đối nội. Nguyên nhân ở chỗ Tổng thống bị Quốc hội bất hợp tác gần như tuyệt đối và bị phe đối lập cản phá quyết liệt. Nhìn nhận từ góc độ khác, có thể nói rằng nguyên nhân ở chỗ ông Yoon Suk-yeol không kiến tạo được hoặc đã không thật sự coi trọng việc kiến tạo nên sự hợp tác xây dựng giữa mình và phe đối lập trong Quốc hội nên dự định làm gì cũng đều bị phủ quyết trong Quốc hội. Khó khăn chồng chất khi uy tín cá nhân của ông Yook Suk yeol sa sút.

Câu châm ngôn "Trong khó ló cái khôn" xem ra đã không ứng nghiệm ở ông Yoon Suk yeol hiện tại. Trái lại, ông tưởng tung ra tuyệt chiêu nhưng trên thực tế lại đi nước cờ sai. Thiết quân luật luôn là chuyện tày đình ở mọi nơi trên thế giới, ở nền dân chủ được coi là rất chuẩn mực như Hàn Quốc luôn tự thể hiện còn kinh thiên động địa hơn nhiều.

Lần cuối cùng lệnh thiết quân luật được ban hành ở đất nước này đã cách đây gần 45 năm, ở thời chính quyền quân sự, trước khi có nền dân chủ ở Hàn Quốc. Lệnh thiết quân luật gây tổn hại ghê gớm tới thể diện, uy danh và độ bền vững của nền dân chủ. Chuyện vừa qua cho thấy, nền dân chủ ở Hàn Quốc không thật sự bền vững như biểu hiện lâu nay ra bên ngoài và ông Yoon Suk yeol sẽ phải trực diện một trong hai kịch bản là tiếp tục tại vị nhưng rất khó có thể cầm quyền thành công hoặc sẽ bị Quốc hội và đảng của chính mình phế truất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.