Bàn về chất lượng báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán luôn là một trong những báo cáo đáng tin cậy nhất trên thị trường chứng khoán bởi được kiểm toán độc lập xác nhận doanh nghiệp đã tuân thủ đúng các chuẩn mực kế toán khi lập báo cáo.
Thị trường thường chú ý đến các thông tin về chênh lệch doanh thu, lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận giữa báo cáo mà công ty tự lập với báo cáo được kiểm toán.
Thực tế, các báo cáo trên sẽ khác nhau đôi chút bởi quan điểm về cách ghi nhận giữa kiểm toán công ty và kiểm toán độc lập không thể giống nhau 100%.
Chất lượng báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang hạn chế. Thời gian từ khi công ty nộp báo cáo tự lập đến khi nộp báo cáo kiểm toán tới 2 tháng. Sẽ rất thiệt thòi cho nhà đầu tư trong suốt 2 tháng đó khi họ tin vào một báo cáo quá nhiều sai lệch.
Giữa tháng 3 vừa qua, Bất động sản Phát Đạt bất ngờ công bố điều chỉnh doanh thu và lợi nhuận năm 2024. Cụ thể, Công ty cho biết để tuân thủ chuẩn mực tốt về báo cáo tài chính, họ đã ghi giảm gần 50% doanh thu và 70% lợi nhuận trong báo cáo công ty đã nộp trước đó. Họ chỉ điều chỉnh thế, không đưa ra một báo cáo tài chính chính thức.
Các cơ quan chức năng cần siết chặt hơn nữa quy định về báo cáo tài chính tự lập. Ví dụ những khoản giao dịch bán vốn tại các công ty con, công ty liên kết hoặc các giao dịch với lãnh đạo công ty cần được thống kê chi tiết trong báo cáo tự lập. Bởi đó là nguyên tắc một báo cáo tài chính phải có.
Với hầu hết các báo cáo tài chính hiện nay, các doanh nghiệp thay vì nộp một báo cáo đầy đủ khi đến hạn nộp lại nộp một thông báo rằng, họ đã công bố báo cáo trên website của họ. File thông báo đó được scan và trình bày dạng pdf, không ai có thể click vào đường link. Những trường hợp như vậy cần phải chấm dứt.
Với dữ liệu tài chính cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, toàn bộ các báo cáo của họ đều được up trên web của Sở Giao dịch chứng khoán Mỹ dưới định dạng HTML và tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực kế toán. Ví dụ, các báo cáo tài chính luôn đưa ra cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp theo sản phẩm và theo địa lý.


Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.
Thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam đã gây chấn động thị trường, vượt xa mọi dự đoán từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và cả chính các nhà đầu tư Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, dự báo sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới vốn đang mới phục hồi sau giai đoạn lạm phát ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngày 3/4 đều đồng loạt lao đốc, cho thấy phản ứng trước lệnh áp thuế mới của Mỹ.
Đại diện Bộ Tài chính đã trả lời câu hỏi của phóng viên về mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ đưa ra với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam, tại họp báo thường kỳ quý I/2025.
Tổng kim ngạch 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất trong năm 2024 đạt 98,54 tỷ USD, chiếm 82,46% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
0