Bán quất sớm

Chỉ còn vài ngày nữa mới đến tháng Chạp nhưng những vườn quất ở Tứ Liên đã bắt đầu nhộn nhịp. Những vườn quất sai trĩu trịt đã được người trông nom chằng buộc để giữ dáng cho cây.

Ông Bùi Văn Khôi - Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ cho biết: "Năm nay giá quất cảnh sẽ nhích hơn năm ngoái nhiều."

Anh Phan Duy Hưng - Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ chia sẻ: "Năm nay mưa gió không thuận hòa cho lắm nên cũng ảnh hưởng khá nhiều. Như mọi năm thời điểm bán quất sớm là từ khoảng đầu tháng 11 khi quất trổ mã để có thể đánh giá tình trạng cây đẹp hay xấu. Năm nay quất sớm chủ yếu là bán cho khách quen, tất cả mọi vườn đều như vậy, có những khách quen muốn đi biếu sớm, yêu cầu cao nên khách thường đến sớm để chọn cây như ý".

"Cây quất năm nay đẹp tương đối, càng ngày công nghệ chăm sóc càng cho cây nhiều quả, lộc, lá. Nhiều cây có quả to hơn, lá lộc nhiều hơn, nhìn ưng mắt hơn.

Xu thế chơi quất của năm nay cũng giống như mọi năm, yêu cầu của một cây quất đẹp nói chung vẫn là phải đầy đủ hoa, lá, lộc, quả to. Số lượng cây tôi trồng là 700 cây, giờ cũng bán được 30% rồi". - Anh Hưng và anh Khôi chia sẻ.

Chị Hương ở Vĩnh Phúc năm nào cũng ra vườn quất Tứ Liên từ trước Tết hai tháng để chọn trước những cây ưng ý về bán lại cho người dân chơi Tết. Với chị, so với các địa phương trồng quất cảnh khác, quất Tứ Liên vẫn được đánh giá hàng đầu dù năm nay bị ảnh hưởng nhiều bởi bão lũ.

Thời điểm này vườn quất nhà chị Mai cũng đã rục rịch bán quất sớm. Những khách từ tỉnh về lấy buôn, khách lẻ đến xem cây dần, sắm cho mình những cây quất sớm để đón Tết.

Khác với vườn quất nhà anh Hưng và chị Mai, vườn quất nhà chị Trang phần lớn tập trung vào những cây quất có dáng đẹp, đi kèm với những chậu cảnh cầu kỳ, phù hợp với nhu cầu của môt bộ phận người chơi có thu nhập cao.

Bán quất sớm không chỉ là câu chuyện mưu sinh của người nông dân trong nhịp sống hối hả cuối năm ở Thủ Đô, mà còn là nét đẹp trong văn hóa Tết đã được người Hà Nội duy trì và gìn giữ từ bao đời nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.

Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.

Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.

Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.