Ban hành Quyết định cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Nhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội, mới đây Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Quyết định số 6029-QĐ/TU về kiện toàn Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định, Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ với nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều này đã cho thấy những nỗ lực, quyết tâm của thành phố trong việc đảm bảo an sinh xã hội, chỉnh trang lại bộ mặt đô thị và góp phần giúp người dân có nơi ở mới an toàn hơn. Trước tình trạng chung cư cũ tại Hà Nội xây dựng đã lâu, nhiều khu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, cần phải thực hiện đầu tư xây dựng lại nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Đề án Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội và 6 kế hoạch triển khai Đề án (chia thành 6 đợt). Đến nay, Sở Xây dựng cho biết, đã phê duyệt nhiệm vụ kiểm định 1.022 nhà chung cư cũ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.

Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.

Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.

Tại 5 khu đô thị vệ sinh của Thành phố Hà Nội đang xảy ra tình trạng, nhiều thửa đất ở có diện tích 1.000-2.000m2, đã được phân lô tách thửa theo đúng quy định pháp luật.

Trong khi một số dự án chưa thể cấp sổ do chưa xác định được giá đất, thì một tin vui ở Hà Nội đó là Hội đồng nhân dân Thành phố vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025.