Ban hành dự thảo quy chế thi vào lớp 10 từ 15/10
Thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định 3 nguyên tắc cốt lõi của quy chế thi.
Nguyên tắc thứ nhất: Quy chế thi không được gây áp lực hoặc tốn kém cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Phương châm “gọn nhẹ” là quan điểm xuyên suốt trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản giáo dục. Quy chế thi sẽ tập trung vào việc tối giản thủ tục và điều kiện dự thi, giúp giảm tải tối đa cho học sinh.
Nguyên tắc thứ hai: Quy chế thi phải thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, giúp học sinh chuẩn bị nền tảng về phẩm chất và năng lực để học lên cấp 3 hoặc học nghề. Điều này đòi hỏi nội dung thi, phương pháp thi phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đánh giá thường xuyên và cuối kỳ. Mỗi môn học có kiểm tra và đánh giá sẽ được thể hiện trong kỳ thi cuối khóa, đảm bảo học sinh có đủ kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ và công nghệ.
Nguyên tắc thứ ba: Quy chế thi phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô, với sự phân cấp rõ ràng. Bộ Giáo dục sẽ đưa ra các quy định khung, điều lệ để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá. Các sở giáo dục địa phương sẽ có thẩm quyền quyết định một số nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, đảm bảo sự linh hoạt trong quản lý.

Về công tác ra đề, coi thi, chấm thi và công bố điểm, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, nếu không có quy định khung và phân cấp rõ ràng, công tác quản lý sẽ gặp nhiều bất cập.
Số lượng môn thi hiện chủ yếu là 3 môn, một số địa phương thi 2 môn. Môn thi thứ 3 hiện chưa có sự thống nhất giữa các địa phương, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chất lượng dạy và học. Bộ đang nghiên cứu các phương án lựa chọn môn thi thứ 3, đảm bảo không cố định một môn duy nhất để tạo sự linh hoạt.
Với việc ban hành sớm dự thảo quy chế thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và phụ huynh trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.


Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mô hình "ba nhà: Nhà nước-Nhà trường-Doanh nghiệp" là yếu tố then chốt để hình thành chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo từ trường học đến thị trường.
0