Bán hàng trực tuyến, cách tính thuế thế nào?
Chiến thần livestream là cụm từ thường được dùng để nhắc đến những KOC (những người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) chốt được nhiều đơn hàng tại các phiên livestream bán hàng của mình. Xây dựng kênh cá nhân được ba năm, với gần 600 nghìn người theo dõi, chị Ngô Thảo Quyên, chủ kênh Review by Quyên trên mạng xã hội TikTok cho biết, một KOC có thể mang về doanh thu cả tỷ đồng cho nhãn hàng trong một phiên livestream.
Chị Quyên chia sẻ: "Nhiều người thắc mắc vì sao các KOC live thì lại có giá rẻ như thế, vậy nhãn hàng sẽ lấy đâu ra lợi nhuận. Thật ra, nhãn hàng sẽ cung cấp các mã săn thưởng, mã giảm hay quà, và họ sẽ chấp nhận giảm đi lợi nhuận để nâng cao độ phủ rộng của họ tới khách hàng."

Gây bão gần đây phiên livestream chốt doanh thu hơn 75 tỷ đồng sau 13 tiếng trên mạng xã hội TikTok đã khiến nhiếu người bất ngờ. Phiên livestream này thu hút hàng nghìn người xem và với mức doanh thu này nó tương ứng với một siêu thị có gần 4000 chi nhánh trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoài nghi và đặt ra câu hỏi "Đây có thực sự là phiên bán hàng siêu lợi nhuận hay chỉ là một chiêu thức marketing của các nhãn hàng", "Với doanh thu này thì số thuế phải nộp cho các cơ quan thuế sẽ là bao nhiêu".

Ông Nguyễn Bình Minh, giảng viên Khoa Thương mại Điện tử, trường Đại học Thương Mại cho biết: "Doanh thu tại các phiên livestream này được công bố rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch trong việc kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại. Có những trường hợp doanh thu trên sàn bao nhiêu thì họ sẽ bị khấu trừ thuế ngay, còn có những trường hợp phải tự kê hoạch với cơ quan thuế. Điều này là hiển nhiên và chúng ta không phải lo lắng vì sẽ còn có những số liệu lưu lại như tỷ lệ mua bán và các chứng từ trong các phiên bán hàng đó."
Các phiên livestream đạt doanh thu tiền tỷ xuất hiện ngày càng nhiều. Song, lượng đơn hàng thực tế, tỷ lệ giao hàng thành công là bao nhiêu thì tuỳ từng phiên bán hàng cũng có sự khác nhau. Thường tỷ lệ này là 30-40%, còn lại là các đơn hàng bị huỷ.

Năm 2023, doanh thu trên năm sàn thương mại điện tử tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop, Sendo đạt trên 232.100 tỷ đồng, tăng 53,4% so với năm 2022 cho thấy người dân đang ngày càng ưa chuộng mua hàng online. Dù những phiên livestream triệu đô có đang gây nhiều hoài nghi, nhưng rõ ràng người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi mua được những mặt hàng với giá cả phải chăng, tiết kiệm chi tiêu bởi các phiên bán hàng này thường đi kèm với khuyến mãi lớn.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0