Bạn có thưởng Tết chưa? | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo đó, khối FDI tiếp tục dẫn đầu về mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, với mức thưởng trung bình 4,5 triệu đồng/người, cao nhất đạt 311 triệu đồng. Doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước cũng có mức thưởng tăng nhẹ, lần lượt đạt trung bình 3,6 triệu đồng và 3,5 triệu đồng/người.
Số liệu trên được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổng hợp trên cơ sở báo cáo từ các cấp công đoàn thành phố. Số liệu cho thấy sự chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp. Khối FDI dẫn đầu về cả lương và thưởng, với mức thưởng cao nhất lên tới 311 triệu đồng, trong khi các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định, nhưng chưa đạt tới mức vượt bậc.
Thưởng Tết luôn là một khoản mà hầu hết mọi người lao động đều quan tâm. Tùy vào từng công ty, cơ quan và vị trí công việc mà khoản thưởng Tết ít hay nhiều.
Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động (ngoại trừ các trường hợp có trong hợp đồng); phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cùng với năng suất làm việc của người lao động mà người sử dụng lao động quyết định có thưởng Tết hay không. Vậy nên "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", tùy điều kiện kinh doanh của công ty trong năm đó.
Dù sao, tâm lý chung của người lao động là cứ cuối năm thì trông ngóng xem sẽ được thưởng Tết như thế nào.
Có nhiều người đã từng có ý định nghỉ việc do môi trường làm việc độc hại, nhiều thị phi, nhưng rồi họ lại cố chịu tiếp và muốn để qua Tết sẽ xin nghỉ, chỉ vì sợ mất luôn thưởng Tết.
Chuyện này chắc không mới nhưng phần nào cho thấy tâm lý "chờ thưởng Tết" là có thật. Tuy nhiên, vì không bị ràng buộc bởi luật nên thưởng Tết nhiều khi phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ban lãnh đạo doanh nghiệp, cả trong việc thưởng Tết nói chung cũng như mức thưởng cho từng cá nhân nói riêng (muốn cho bao nhiêu thì cho).
Ở đây, nếu nhìn vấn đề từ quyền lợi chính đáng của người lao động thì thiết nghĩ tổ chức công đoàn tại công ty có vai trò quan trọng. Công đoàn mạnh thì việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động sẽ tốt hơn, và ngược lại, nếu tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp chỉ là cánh tay nối dài của ban lãnh đạo thì rất khó để là chỗ dựa cho người lao động.
Năm 2024 nhìn chung vẫn là năm khó khăn với doanh nghiệp, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch, bất động sản. Tình trạng hàng hoá dư thừa ở một số ngành sản xuất cũng làm cho hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề bị trì trệ.
Do vậy, các doanh nghiệp khó khăn không thể trả lương thưởng Tết cao cho người lao động. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng khó khăn. Một số lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này dự kiến sẽ có chính sách thưởng tương đối hấp dẫn, dù không bằng các năm trước.
Thực ra, thưởng Tết suy cho cùng là chuyện tình người. Nghĩ sâu hơn thì nó có thể là lợi ích bền vững của chính doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp nào thì tài sản quan trọng nhất cũng chính là con người mà thôi!


Giấu chút tiền còn lại nhờ vợ cất giữ để chờ ngày trở lại, nhưng Khánh Sinh không ngờ, Thục Hoài đã dùng toàn bộ số tiền đó đi từ thiện. Mời các bạn đón xem tập 13 của bộ phim "Vượt lên bão tố", phát sóng lúc 13h ngày 10/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Thời tiết Hà Nội sáng nay được dự báo tăng nhiệt, tuy sáng sớm vẫn se lạnh và có sương mù. Chất lượng không khí lúc này đang ở mức không tốt sức khỏe, nhiệt độ dao động 23- 24 độ, độ ẩm 84-94%.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới; Triều Tiên khẳng định lập trường về hạt nhân... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.
中文新闻 09/04/2025 | Bản tin tiếng Trung
HANOITV News | 09/04/2025
Giữa những cuộc quay hiện đại của Thủ đô, có những nghề ven đô vẫn âm thầm tồn tại như những nốt trầm trong bản hòa âm phố thị. Làng mộc Áng Phao (xã Cao Dương, huyện Thanh Oai) là một trong những làng nghề như thế. Trải qua hơn hai thế kỷ, nơi đây vẫn vang vọng tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào - những âm thanh quen thuộc làm nên diện mạo văn hóa truyền thống của Hà Nội xưa.
0