Bàn chân giả mô phỏng cấu trúc giải phẫu của chân người

Viện Công nghệ Italy vừa cho ra mắt một nguyên mẫu bàn chân giả mô phỏng y hệt cấu trúc của bàn chân người thật.

“Bàn chân mềm” của robot cử động linh hoạt, được kỳ vọng là phát minh mới có thể hỗ trợ những người bị mất chi và cải tiến các robot hình người trong tương lai gần.

SoftFoot Pro là một robot hình bàn chân được thiết kế đặc biệt cho các môi trường trơn trượt và không bằng phẳng, giúp người dùng vẫn giữ được thăng bằng khi đi lại. Chiếc chân giả này mô phỏng linh hoạt chuyển động bàn chân người và có cả khả năng chống nước.  

Ông Manuel Catalano, nhóm nghiên cứu cho biết: “Thiết kế của bàn chân giả này gồm 5 xương ngón chân mô phỏng theo bàn chân người, kết nối với các dây chằng co giãn giúp chúng có thể hấp thụ năng lượng để tạo ra chuyển động thích ứng với bề mặt tiếp xúc”.

“Bàn chân mềm” của robot cử động linh hoạt, được kỳ vọng là phát minh mới có thể hỗ trợ những người bị mất chi và cải tiến các robot hình người trong tương lai gần.

Các loại chân giả và chân robot hiện nay hầu hết được thiết kế phẳng và ít có tương tác. Tuy nhiên thiết kế độc đáo của SoftFoot Pro giúp người dùng đi lại, chuyển động hiệu quả, tự nhiên cũng như bám đất tốt hơn. Điều đặc biệt là chân giả này không có động cơ hoặc bộ phận điện, giúp nó chống nước và sử dụng được ở mọi loại địa hình ngoài trời.

“Hệ thống mới có khả năng xử lý, thích ứng với các loại môi trường và chướng ngại vật khác nhau. Đồng thời với các ngón chân cho phép nó nắm bắt, thích ứng với môi trường và cho phép tác động lực lên mặt đất trong mọi điều kiện”, ông Manuel Catalano, nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Một số nguyên mẫu của SoftFoot Pro, được những người không may bị cụt chi dưới một bên ở Đức và Áo thử nghiệm, đã chứng minh tiềm năng của robot trong việc nâng cao cuộc sống của người sử dụng. SoftFoot Pro đã đạt được hai bằng sáng chế quốc tế và đang chờ phê duyệt của Văn phòng cấp bằng sáng chế châu Âu cho bằng sáng chế thứ ba.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.

Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.

Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.