Bài học chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở XH

Nhà tái định cư (TĐC) bị để hoang hóa là thực trạng phổ biến tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM. Để gỡ vướng mắc về cơ sở pháp lý, nhiều chuyên gia kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách, quy định chi tiết về việc chuyển đổi hai loại hình nhà ở.

Các chuyên gia cho rằng cần nhìn nhận những bài học thực tế mà địa phương đã vấp phải trong chuyển đổi loại hình nhà ở là khu tái định cư và nhà ở xã hội.

Ví dụ tại TP. HCM, trong năm 2024 dự kiến bán đấu giá gần 5.000 căn hộ và 42 nền đất tái định cư. Đây sẽ là lần đấu giá thứ tư trong 7 năm qua cho loại hình nhà ở này. Nhưng trước đó, năm 2017, thành phố lên kế hoạch bán gần 3.800 căn tái định cư tại Thủ Thiêm với giá khởi điểm 8.800 tỷ đồng nhưng không có người mua.

Liên tiếp hai năm 2018 và 2019, quỹ nhà được mở bán lại nhưng vẫn diễn ra tình cảnh tương tự. Nguyên nhân được cho là do tổng giá trị sản phẩm quá lớn khiến ít doanh nghiệp đủ điều kiện và dám đầu tư.

Ảnh minh họa.

Như vậy rõ ràng quỹ nhà có, chính sách có nhưng cách thức thực hiện thiếu thực tế khiến một chủ trương tưởng đúng mà không đạt kết quả. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy khi dân đợi chờ nhà nhưng nhà thì bỏ hoang.

Ông Trần Mạnh Chí - Phó Tổng Giám đốc Đông Tây Property, nhận định: “Đối tượng khách hàng đang có nhu cầu mua nhưng lại chưa có sản phẩm phù hợp với họ. Nếu như tái định cư chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội thì mình nghĩ nó là một nút thắt được tháo, thúc đẩy thị trường bất động sản”.

Cũng theo các chuyên gia, Bộ Xây dựng phải là đơn vị chịu trách nhiệm để lên được số liệu thống kê cụ thể về nhà ở tái định cư, tránh việc địa phương giữ quỹ nhà tái định cư mà không biết khi nào sử dụng.

Luật Nhà ở 2023 cùng các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành hy vọng sẽ tạo thêm cơ sở pháp lý để việc chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên sang nhà ở xã hội sẽ có được tiến độ mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.

Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.

Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².

Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).

UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau: