Bác sĩ hướng dẫn cách cấp cứu hồi sinh tim, phổi
Hôm nay (5/4), Bệnh viện Bạch Mai tổ chức chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe chủ đề: “Hướng dẫn kỹ năng cấp cứu hồi sinh tim, phổi cho cộng đồng”. Chương trình được thực hiện, nhân sự việc một điều dưỡng của Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời cứu sống một du khách người Ấn Độ bị ngừng tuần hoàn tại quán ăn ở Đà Nẵng. Sự việc nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và cộng đồng mạng xã hội.

"Hành động anh hùng nhưng bạn trở thành gánh nặng cho nhiều người khác nếu không biết cách làm đúng", bác sĩ Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra lời cảnh báo cộng đồng khi muốn hỗ trợ thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân. Có không ít trường hợp người bệnh thêm bệnh cảnh nặng nề do cấp cứu sai cách và đáng tiếc rất nhiều trường hợp do nôn nóng cứu người khác, bỏ qua yếu tố an toàn của bản thân nên đã tử vong.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng nhấn mạnh, việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Mới đây, một du khách Ấn Độ đến du lịch ở Đà Nẵng bất ngờ bị ngất xỉu, ngã xuống đất, ngừng tim, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ, đã lập tức được nữ điều dưỡng Đặng Thị Hạ (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu tại chỗ một cách chuyên nghiệp, đã giúp du khách qua cơn nguy kịch. Mục đích của sơ cấp cứu là nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong, hạn chế tổn thương thứ phát và tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục.

Khi sơ cứu cho nạn nhân, người dân chú ý:
- Xác định các yếu tố nguy hiểm xung quanh, ví dụ: Điện giật, ngạt khí... để xử trí.
- Đánh giá đáp ứng của người bị nạn.
- Luôn chú ý đến cột sống của nạn nhân trong bất cứ loại tai nạn nào; luôn luôn phải cố định cột sống của nạn nhân, cho đến khi nhân viên y tế đến và loại trừ các tình huống liên quan đến chấn thương cột sống.
- Luôn chú ý đến đường thở, nhịp thở, mạch của nạn nhân để phát hiện sớm các dấu hiệu nạn nhân ngừng thở, các dấu hiệu hôn mê, mất mạch, ngừng tim để thực hiện các động tác hồi sinh tim phổi cơ bản.
Nếu nạn nhân có các dấu hiệu ngừng tuần hoàn như: Thở ngáp hoặc không thở; không sờ thấy mạch ở cổ và bẹn; tím tái, cần thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi ngay lập tức.
Quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản gồm các bước:
- Kiểm soát đường thở cho nạn nhân.
- Hỗ trợ hô hấp: Hô hấp nhân tạo miệng - miệng, miệng - mũi hoặc bóp bóng qua mặt nạ (oxy 100% nếu có) bằng công thức: Thổi hơi vào chậm 1,5-2 giây; chờ 3-4 giây cho bệnh nhân thở ra. Nhịp hô hấp nhân tạo là 8-10 lần/phút.
- Hỗ trợ tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách ép tim ngoài lồng ngực./.


Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho không ít các trường hợp trẻ tự gây thương tích cho bản thân. Theo các bác sĩ: trước và sau mỗi kỳ thi quan trọng, tình trạng trẻ tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng.
Một trung tâm trị liệu tại Seoul, Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý với phương pháp độc đáo - sử dụng cám gạo lên men kết hợp với thảo dược để tạo nhiệt, giúp giảm đau nhức cơ thể và căng thẳng.
Khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí thay đổi thất thường sẽ dễ khiến thức ăn ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm.
Bộ Y tế kêu gọi các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, đặc biệt là tiêm vét vắc xin sởi và khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
Cùng nhau rèn luyện, nâng cao thể lực, sức khỏe dẻo dai và sống vui, sống có ích là “phương châm hành động” của các thành viên Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận Hà Đông, Hà Nội.
Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời xem xét phương án cho học sinh tiểu học, mẫu giáo nghỉ học, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
0