Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo bản án tử hình
TAND cấp cao tại TP. HCM sẽ xem xét kháng cáo bản án tử hình của bà Trương Mỹ Lan về tội tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng cho SCB (giai đoạn một vụ án) từ ngày 4 đến 25/11. Phiên tòa dự kiến do thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên làm chủ tọa.
Trong 48 bị cáo có kháng cáo, bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên phạt mức án tử hình về tội "Tham ô tài sản", 20 năm tù về tội "Đưa hối lộ", 20 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Tổng hợp hình phạt là tử hình.
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB (từ 85-91,5% cổ phần), qua đó trở thành cổ đông có “quyền lực". Bị cáo Lan đã chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi phạm tội gồm: tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại SCB; Thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của bị cáo Lan; Thành lập, sử dụng hàng nghìn công ty “ma”, thuê nhiều cá nhân; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm.
Đồng thời, bị cáo Lan cùng đồng phạm còn thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu nhằm che giấu sai phạm, mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.
Tòa xác định thiệt hại của vụ án là 677.000 tỷ đồng tính đến ngày 17/10/2022 (ngày khởi tố vụ án). Tuy nhiên, đến nay có một số khoản vay liên quan đến bà Lan và Vạn Thịnh Phát đã được tất toán, bị cáo cũng nộp thêm một số tiền khắc phục hậu quả nên còn bồi thường gần 674.000 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm xác định, từ năm 2011, bà Lan thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành SCB. Lợi dụng chính sách của Nhà nước trong đề án tái cơ cấu SCB, bà Lan sử dụng nhà băng như một công cụ tài chính để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân và Hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.
Với việc sở hữu 91,5% cổ phần của SCB thông qua nhiều cá nhân, bà Lan đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập các hồ sơ khống, rút tiền SCB. Để hợp thức hóa việc rút tiền và tránh bị phát hiện sai phạm, bà Lan yêu cầu cán bộ ở SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty "ma", sau đó thực hiện rút tiền mặt hoặc chuyển lòng vòng nhằm cắt đứt dòng tiền. Việc đưa các tài sản đảm bảo có giá trị thấp rồi nâng khống để đảm bảo cho các khoản vay lớn chỉ là thủ đoạn nhằm chiếm tiền người dân gửi tại SCB.
Trong đó, từ năm 2012 đến 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan là phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ; gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Do Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đường lối xử lý đối với các sai phạm xảy ra tại thời điểm trước và sau ngày 1/1/2018 (Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) nên hành vi này của bà Lan phạm tội Tham ô tài sản.
Trong suốt 10 năm thâu tóm SCB, bà Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi.
Trong vụ án. này, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, bị TAND TP. HCM tuyên án tù chung thân về tội nhận hối lộ. 3 cựu lãnh đạo của SCB gồm Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, cựu Chủ tịch SCB và Võ Tấn Hoàng Văn cũng bị phạt tù chung thân.
81 bị cáo khác bị tuyên phạt từ 3 năm tù treo đến 20 năm tù về loạt tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng; Tham ô tài sản; Thiếu trách nhiệm; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, bị hại là Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn (SCB); người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan là Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, Công ty CP T&H Hạ Long, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh có kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND TP HCM.
Bộ Công an vừa thông tin về một loại ma túy cực độc đang bị lạm dụng phổ biến tại Mỹ và một số nước, có tên gọi Fentanyl. Loại ma túy này cũng được bán lẻ dưới dạng bột hòa với cocain, heroin hoặc dưới dạng tân dược chứa Fentanyl giả.
Công an tỉnh Tây Ninh vừa khởi tố vụ án, khởi tố các bị can: Phạm Văn Tiến (36 tuổi), Đặng Thanh Tuấn (44 tuổi) cùng trú tại tỉnh Đồng Nai về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Đây là đường dây buôn bán ma túy lớn xuyên quốc gia.
Trong quá trình tuần tra kiểm soát trên đường Cienco 5, KĐT Thanh Hà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tổ công tác Y9/141 đã bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Trước tình hình cháy nổ diễn ra phức tạp như hiện nay, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho mỗi người dân là điều hết sức cần thiết.
Hành vi bấm còi và vượt đèn đỏ trái phép là chủ đề Talk cabin tuần này, giữa phóng viên Duy Anh với anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.
Rất nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng hết phần vỉa hè và lòng đường, trên hè thì ô tô đỗ chắn hết lối đi, khiến người đi bộ không còn chỗ đi lại.
0