Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm ca tử vong do tay chân miệng
Hôm nay (17/10), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, đã báo cáo với Sở Y tế về ca tử vong thứ hai do bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh.
Bệnh nhi là L.Q.T (SN 2019), nơi ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng hộ khẩu thường trú ở ấp Xuân Lộc, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Trước đó, khoảng 6 giờ 30 phút ngày 7/10, người nhà đưa bệnh nhi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Đất Đỏ trong tình trạng sốt 39 độ C, nôn ói, da nổi bông, toàn thân chi lạnh, nhịp thở 22 lần/ phút, SPO2 96%, tim đập nhanh, bụng mềm.
Khai thác bệnh án, người nhà cho biết bé sốt một ngày trước đó, có nôn ói, tiêu chảy phân lỏng khoảng ba lần/ngày và trước khi nhập viện bé lên cơn co giật.
Khi nhập viện được khoảng 30 phút, bệnh nhân tiếp tục lên cơn giật lần hai và được chuyển lên Bệnh viện Bà Rịa. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc giảm thể tích, nhiễm trùng tiêu hóa, theo dõi viêm não và tay chân miệng độ 4. Bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, kháng sinh, chống sốc và vận mạch nhưng tình trạng bệnh vẫn nặng.
Đến 13 giờ cùng ngày, bệnh nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) và được bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện, viêm não cấp, sốc thần kinh, tổn thương đa cơ quan như gan, thận, tim, thần kinh. Người nhà xin đưa bệnh nhân về vào lúc 21 giờ 30 phút cùng ngày và bệnh nhi tử vong sau đó.
Kết quả xét nghiệm từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bằng kỹ thuật RT-PCR tại Viện Pasteur TP HCM phát hiện bệnh nhân dương tính tay chân miệng do chủng Enterovirus.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tính đến ngày 15/10, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.730 ca mắc tay chân miệng, 298 ổ dịch, trong đó có 2 trường hợp đã tử vong. Ca tử vong tay chân miệng đầu tiên cũng là bệnh nhi nam sinh năm 2021 tại thị xã Phú Mỹ.
Trước tình hình phức tạp của tay chân miệng, CDC tỉnh khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh như: rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy; ăn chín, uống sôi; thường xuyên vệ sinh nơi ở, dụng cụ thường dùng; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bệnh; đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Tổng hợp


Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác quản lý thai, cũng như sàng lọc trước sinh, nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Không chỉ khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà người dân Lào, chuyến công tác tại tỉnh Hủa-phăn những ngày đầu tháng 4 này của Bệnh viện An Việt còn có nhiều hoạt động nghĩa tình, góp phần vun đắp hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện của hai nước Việt Nam - Lào.
Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".
Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương điều trị cách ly một nam thanh niên ở Bắc Ninh mắc viêm não mô cầu diễn biến nguy kịch.
Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
0