Ba Lan ủng hộ tăng chi tiêu quân sự
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng các thành viên của liên minh quân sự nên chi 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ cho quốc phòng - một mức tăng rất lớn so với mục tiêu 2% hiện tại và là mức mà không quốc gia NATO nào, kể cả Mỹ, hiện đạt được.
Đáp lại động thái này, các quan chức từ NATO vẫn chưa tán thành mục tiêu 5%. Riêng lãnh đạo Ba Lan, quốc gia hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng, cho biết các nước châu Âu cần phải chịu trách nhiệm lớn hơn về an ninh của chính mình.
Ba Lan hiện là nước chi tiêu nhiều nhất trong số các thành viên NATO tính theo tỷ lệ GDP của mình, với con số ước tính 4,1% vào năm 2024, trong khi 8 trong số 32 thành viên của liên minh chính trị và quân sự này chi tiêu dưới 2%.


G7 đang thảo luận về khả năng tăng cường các biện pháp gây sức ép với Nga, trong đó có thể bao gồm việc mở rộng trừng phạt.
Hành trình tự lực của Iran trong phát triển quốc phòng, cũng như mối quan hệ chiến lược với Nga, đã làm nổi bật vai trò của nước này trong cục diện địa chính trị đầy biến động.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei có thể phải đối mặt với số phận thê thảm.
Ông Trump rời G7 về nước khẩn, tuyên bố Iran không được sở hữu vũ khí hạt nhân làm dấy lên lo ngại Mỹ sẽ can dự trực tiếp vào xung đột Israel - Iran.
Cho đến nay, Iran gần như thất thế trên mọi mặt trận, nhưng nơi họ đang thua nặng nhất chính là trên báo chí truyền thông.
Quân đội Israel thông báo đã hạ sát ông Ali Shadmani - Tham mưu trưởng thời chiến của Bộ Chỉ huy Trung ương Khatam al-Anbiya, thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
0