Ba Lan công bố gói chính sách thu hút đầu tư
Ba Lan mong muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư. Điều này giúp Ba Lan đón nhận làn sóng đầu tư kỷ lục với hơn 160 tỷ USD trong năm 2025.
Ba Lan hiện đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại châu Âu trong những năm gần đây. Mức tăng trưởng chủ yếu đến từ tiêu dùng tư nhân, nhờ vào sự gia tăng lương hai chữ số trong bối cảnh thị trường lao động khan hiếm.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, một trong những điểm yếu của Ba Lan là thiếu hụt nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là khi nước này cố gắng bắt kịp các quốc gia Tây Âu giàu có hơn.
Trong một cuộc họp báo tại Sở Giao dịch Chứng khoán Warsaw, Thủ tướng Donald Tusk kỳ vọng gói chính sách mới sẽ góp phần thu hút đầu tư kỷ lục vào Ba Lan, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, năng lượng xanh, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng giao thông.
Thủ tướng Tusk cũng dự đoán rằng, nền kinh tế Ba Lan có thể đạt mức tăng trưởng gần 4% vào năm 2025 nhờ vào những khoản đầu tư này.
Gói chính sách không chỉ dự kiến thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Ba Lan trong tương lai.


Ngày 28/3, theo giờ địa phương, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã có chuyến thăm gây tranh cãi đến Greenland, hòn đảo bán tự trị của Đan Mạch.
Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ làm rung chuyển các tòa nhà và làm sập một tòa nhà chọc trời đang được xây dựng tại Bangkok.
Số người thiệt mạng do trận động đất tại Myanmar đã tăng lên hơn 1.000 người, trong khi gần 2.400 người bị thương và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Các hoạt động cứu hộ cứu nạn tại Bangkok và Mandalay đang được khẩn trương triển khai sau trận động đất kinh hoàng ngày 28/3.
Sân bay chính tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar phải đóng cửa tạm thời sau khi tháp kiểm soát không lưu sụp đổ do trận động đất ngày 28/3.
Giới chức Hàn Quốc cho biết cháy rừng đã bùng phát trở lại vào sáng 29/3 tại tỉnh Gyeongsang Bukdo.
0