Bà Karoline Leavitt bị chỉ trích vì chiếc váy 'Made in China'

Một làn sóng chỉ trích đang lan rộng trên mạng xã hội sau khi thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt bị phát hiện mặc một chiếc váy được cho là sản xuất tại Trung Quốc, ngay giữa bối cảnh chính quyền Trump đang theo đuổi lập trường cứng rắn với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Sự việc bắt đầu khi nhà ngoại giao Trung Quốc Zhang Zhisheng, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Denpasar (Indonesia), đăng tải trên mạng xã hội X bức ảnh của bà Karoline Leavitt trong chiếc váy ren màu đỏ và dẫn lời một người dùng Weibo cho biết, lớp ren trên váy được sản xuất tại một nhà máy ở Mabu, Trung Quốc. Chiếc váy được bán với giá 30 đô la Mỹ trên sàn thương mại điện tử Alibaba và Taobao.

Nhà ngoại giao Trung Quốc Zhang Zhisheng viết trên X.

“Chỉ trích Trung Quốc là công việc, mua hàng Trung Quốc là cuộc sống. Lớp ren xinh đẹp trên váy đã được một nhân viên của công ty Trung Quốc nhận ra là sản phẩm của họ”, ông Zhang viết.

Bài đăng nhanh chóng lan truyền và tạo nên cuộc tranh luận dữ dội trên mạng. Nhiều người tố cáo bà Karoline Leavitt đạo đức giả khi chỉ trích hàng hóa “Made in China” nhưng lại mặc chính sản phẩm từ Trung Quốc tại bục phát biểu Nhà Trắng – nơi bà thường đưa ra các tuyên bố ủng hộ chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Một người dùng viết: “Karoline Leavitt làm sao chịu nổi sự mỉa mai này – chỉ trích hàng Trung nhưng lại sải bước trong chiếc váy ren lộng lẫy ‘Made in China’?”.

Một bình luận trên X.

Tuy nhiên, những người ủng hộ bà Leavitt và phe Cộng hòa đã lên tiếng phản bác, cho rằng chiếc váy có thể không phải hàng Trung Quốc. Một tài khoản viết:

“Tin giả thôi. Cô ấy mặc hàng Pháp chính hãng, còn quảng cáo trên mạng chỉ là bản sao Trung Quốc. Bài đăng đang cố tình bóp méo sự thật”. Một số khác cho rằng có thể đây là hàng nhái – điều vốn phổ biến tại thị trường Trung Quốc.

Một số ý kiến khác nhau dưới bài đăng.

Vụ việc một lần nữa làm dấy lên nghi vấn về sự mâu thuẫn trong thông điệp “Make America Great Again” của ông Trump – khẩu hiệu gắn liền với các chính sách thương mại cứng rắn nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Giới phê bình trước đó cũng từng chỉ ra rằng nhiều sản phẩm mang thương hiệu MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) – từ mũ đến áo phông – thực chất cũng được sản xuất tại Trung Quốc từ năm 2016.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ra lệnh mở cuộc điều tra mới nhằm xem xét việc áp thuế đối với toàn bộ khoáng sản chiến lược nhập khẩu vào nước này.

Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff nhấn mạnh, vấn đề then chốt trong đàm phán hạt nhân với Iran chính là cơ chế xác minh rõ ràng, đặc biệt đối với chương trình làm giàu uranium và các yếu tố liên quan đến phát triển vũ khí.

Một làn sóng chỉ trích đang lan rộng trên mạng xã hội sau khi thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt bị phát hiện mặc một chiếc váy được cho là sản xuất tại Trung Quốc, ngay giữa bối cảnh chính quyền Trump đang theo đuổi lập trường cứng rắn với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Một trận bão cát lớn đã quét qua thành phố Basra, miền Nam Iraq, khiến tầm nhìn giảm mạnh và hơn 1.000 người phải nhập viện vì khó thở.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hoãn áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với tất cả các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ (trừ Trung Quốc) trong thời hạn 90 ngày, Mỹ đã tiến hành đàm phán với nhiều đối tác, nhưng chưa sẵn sàng đàm phán với EU.

Một vụ xả súng đã xảy ra tại trường trung học Wilmer-Hutchins, thành phố Dallas, bang Texas, Mỹ, khiến ít nhất 4 người phải nhập viện. Cảnh sát hiện vẫn đang truy tìm nghi phạm được cho là một học sinh trong trường.