Ba cửa hàng kem đi cùng năm tháng với người Hà Nội
Kem Tràng Tiền
Kem Tràng Tiền là thương hiệu kem đậm dấu ấn Hà Nội nhất, có tuổi đời tới 60 năm. Không chỉ chiếm cảm tình của người dân Hà Nội mà nó còn nổi tiếng khắp cả nước.

Ngay cả các du khách quốc tế từng thưởng thức kem Tràng Tiền cũng không tiếc lời khen ngợi hương vị của que kem thơm mát này. Với người dân Hà Nội thì từ lâu những vị kem như đậu xanh, sữa dừa, cốm... đã trở thành thức quà gắn liền với tuổi thơ.

Ngày nay, kem Tràng Tiền đã phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như ốc quế, socola, khoai môn và cả những dòng kem hộp, kem bánh mochi... mới lạ mà vẫn giữ được hương vị hấp dẫn vốn có.
Thế nên du khách nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, đừng quên thưởng thức kem Tràng Tiền một lần để được thỏa mãn vị giác ngay từ lần đầu nếm thử.

Kem Thuỷ Tạ
Kem Thuỷ Tạ là một trong số ít hãng kem lâu đời nhất ở Hà Nội, ra đời từ năm 1958 với cửa hàng đầu tiên là Nhà hàng Thủy Tạ bên bờ Hồ Hoàn Kiếm (Số 1 phố Lê Thái Tổ, P. Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm).
Trong suốt 66 năm qua, thương hiệu kem Thủy Tạ đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người Hà Nội, góp phần trong lịch sử văn hóa ẩm thực Thủ đô.

Gian hàng kem Thủy Tạ trở thành địa chỉ ghé thăm của rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội, đặc biệt vào mỗi dịp cuối tuần và lễ Tết. Những ai một lần đến Hà Nội và được thưởng thức kem Thủy Tạ thì khó có thể quên nét văn hóa ẩm thực độc đáo gắn với Hà Nội. Nằm ở vị trí đắc địa sát cạnh hồ Gươm, có thể coi kem Thủy Tạ giống như một biểu tượng ở nơi đây.
Nổi tiếng với những hương vị truyền thống như cam, chuối trứng, chanh bạc hà, kem Thủy Tạ từ lâu đã được những tín đồ ẩm thực yêu mến. Dòng kem hộp của Thủy Tạ cũng dành được không ít lời khen ngợi của giới sành ăn, xuất hiện trong thực đơn của nhiều nhà hàng lớn trên cả nước.
Đến nay, hơn hai chục hương vị kem Thủy Tạ vẫn được thực khách thích thú.

Được chế biến theo phương pháp hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống, nhiều dòng sản phẩm với hương vị thơm ngon đặc trưng và khác biệt của kem Thủy Tạ đã khắc sâu vào vị giác của người Hà Nội.
Để bắt kịp xu hướng tiêu dùng của xã hội, hãng kem này đã cải tiến để làm mới lạ khẩu vị cho người thưởng thức và đưa ra thị trường rất nhiều các sản phẩm kem độc đáo, được người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ yêu thích.
Với người dân Hà Nội, thưởng thức kem Thủy Tạ ven Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là thưởng thức một món ẩm thực ngon và lâu đời của Thủ đô mà còn là một thói quen gắn với nhiều thế hệ. Những người khách đến Hà Nội cũng hiếu kỳ với loại kem nổi tiếng này.
Kem Hồ Tây
Một hàng kem nữa cũng có lịch sử gắn với những con hồ đó là kem Hồ Tây. Hàng kem này nằm ngay đầu đường Thanh Niên, dựa lưng vào hồ Trúc Bạch. Nổi tiếng nhất với hương vị kem ốc quế, đến nay kem Hồ Tây đã phục vu thực khách thủ đô trên dưới bốn chục năm.


Kem Hồ Tây tuy có phần kém nổi hơn hai quán kem trên, nhưng chắc chắn không hề xa lạ với người Hà Nội. Việc mua bán ở cửa hàng kem này thường diễn ra qua một ô cửa sổ, khách gọi món, nhận kem và trả tiền.
Đây là một thức quà vặt quen thuộc mà ai đến hồ Tây cũng nếm thử, lần nào đi qua cũng phải ghé vào làm một cây kem.


Kem ở đây có nhiều loại, bên cạnh ốc quế, kem que còn có thêm kem ly, kem tươi. Tuy nhiên cũng vẫn là các vị cơ bản như vani, cốm, sữa dừa, socola. Thêm vào đó, quán này có lợi thế về vị trí khi từ nhìn ra hồ rất thoáng đãng và mát mẻ. Vừa được ăn kem vừa được hóng gió, thế nên vào mùa hè nơi đây là địa điểm ăn kem lý tưởng.


Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.
Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).
Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.
Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.
Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.
Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.
0