Ba ca tử vong do bạch hầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Chiều qua (18/9), Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành.
Theo đó, trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như Hà Giang, Điện Biên và đã có ba ca tử vong. Cục Quản lý khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị y tế trong và ngoài công lập khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo quyết định của Bộ Y tế ngày 10/7/2020 cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh, nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng yêu cầu các đơn vị y tế nêu trên rà soát quy trình, trang thiết bị, thuốc, vật tư theo hướng dẫn để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh bạch hầu theo quy định, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ tử vong.
Các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ bạch hầu ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn, lấy mẫu ngay để làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn; triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn.
Ngoài việc tăng cường theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí, chuyển tuyến khi cần thiết, Bộ Y tế yêu cầu với các ca bệnh khó, ca bệnh nặng, cần hội chẩn chuyên môn xin ý kiến tuyến trên trước khi chuyển tuyến.
Các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ bạch hầu ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn, lấy mẫu ngay để làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn; triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn.
Sở Y tế Hà Giang cho biết, đến ngày 16/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang điều trị cho 12 ca nghi ngờ mắc bạch hầu, Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Mèo Vạc điều trị 32 người và 2 người tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Yên Minh. Trước đó, 37 bệnh nhân đã ra viện, đang được nhân viên y tế cơ sở tiếp tục theo dõi trong 14 ngày kể từ khi xuất viện.
Tổng hợp


Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
0