Australia tiếp tục hỗ trợ 50,1 triệu đô la Úc giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực

Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie và đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Chương trình Aus4Skills giai đoạn 2. Ảnh: ĐSQ Australia
Ngày 22/10, tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố giai đoạn 2 của Chương trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Australia (Aus4Skills - Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực) cho giai đoạn 2021 - 2025, trị giá lên đến 50,1 triệu đô la Úc.
Thông qua chương trình, Chính phủ Australia sẽ cung cấp học bổng toàn phần Chính phủ Australia Awards dành cho các công dân Việt Nam học tập tại các trường đại học của Australia, thực hiện các hoạt động phát triển chuyên môn dành cho cựu sinh Australia và tài trợ cho họ làm các dự án đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam. Đồng thời, chương trình cũng hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực cho lĩnh vực giáo dục đại học dành cho lãnh đạo các trường đại học.
Phát biểu tại sự kiện, GS.TS Nguyễn Văn Phúc - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: "Việt Nam và Australia tiếp tục là các đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế và phát triển nguồn nhân lực của chúng tôi".
Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie chia sẻ, chương trình Aus4Skills do Chính phủ Australia hỗ trợ vẫn hết sức phù hợp với các ưu tiên phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, đặc biệt khi chương trình đã thích ứng để vượt qua những thách thức của Covid-19.
Theo Đại sứ quán Australia, trong giai đoạn 2016 - 2021, hơn 105,000 sinh viên Việt Nam đã hưởng lợi từ việc cải thiện công tác giảng dạy, xây dựng giáo trình và quản trị cơ sở đào tạo do Chương trình Aus4Skills của Chính phủ Australia hỗ trợ.
Một vài ví dụ trong số nhiều kết quả đạt được của chương trình bao gồm: hỗ trợ 240 công dân Việt Nam nhận học bổng dài hạn toàn phần để học tập tại các trường đại học Australia; hỗ trợ hơn 1 triệu đô la Úc cho 95 dự án phát triển do cựu sinh Australia khởi xướng và điều hành ở Việt Nam; nâng cao kỹ năng và thực hành giảng dạy của 339 giảng viên ở các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; kết nối các doanh nghiệp ngành logistics và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và kỹ năng cho lực lượng lao động ngành logistics; đổi mới 147 chương trình giảng dạy của các trường đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp…


Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
Bô Giáo dục và Đào tạo sẽ mở cổng trực tuyến để thí sinh cả nước có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trên hệ thống quản lý thi của Bộ từ ngày 15/4.
Ngày hội hướng nghiệp – tuyển sinh đang trở thành một hoạt động ý nghĩa trong mùa tuyển sinh đại học năm nay, là dịp để học sinh lớp 12 tiếp cận thông tin tuyển sinh mới nhất và kết nối với các chương trình đào tạo phù hợp.
Sự kiện “Nguyệt Vũ” diễn ra thành công tại tỉnh Yên Bái. Đánh dấu chặng cuối trong chuỗi hoạt động mùa thứ 6 của Libreria Project - một dự án cộng đồng, hướng tới phát triển văn hóa đọc và thu hẹp khoảng cách giáo dục cho học sinh vùng khó khăn.
0