Armenia khởi động tiến trình gia nhập EU

Chính phủ Armenia đã thông qua dự luật gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sau khi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân. Ủy ban bầu cử trung ương Armenia xác nhận có hơn 50.000 chữ ký đồng ý với dự luật. Văn kiện này hiện đã được đệ trình lên Quốc hội để phê chuẩn.

Phát biểu tại cuộc họp chính phủ, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan khẳng định dự luật này thể hiện quyết tâm của Armenia trong việc xích lại gần hơn với EU, với việc hai bên đã đạt nhiều thành quả hợp tác, trong đó có các cuộc đàm phán về tự do hóa thị thực và việc Yerevan tham gia chương trình Công cụ hòa bình của châu Âu.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo lưu ý rằng, việc đưa ra quyết định cuối cùng về gia nhập EU sẽ cần phải thông qua một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc và nhận được số phiếu ủng hộ cần thiết từ người dân. Armenia, từng là đồng minh thân cận của Nga, hiện đang dần tăng cường hợp tác với EU.

Phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng cần tìm hiểu lập trường của EU sau khi Armenia khởi động tiến trình gia nhập EU. Ông Peskov nhấn mạnh Armenia không thể đồng thời là thành viên của cả Liên minh Kinh tế Á-Âu và EU.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Nga và Ukraine, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một sắc lệnh hành pháp ngày 12/5, với nội dung yêu cầu các công ty dược phẩm phải giảm giá thuốc tại Mỹ xuống mức tương đương với các quốc gia phát triển khác.

Người dân Israel ngày 12/5 vỡ òa trong niềm vui khi con tin người Mỹ gốc Israel, Edan Alexander, được Hamas phóng thích sau 19 tháng bị bắt giữ. Động thái này đã thắp lên tia hy vọng cho 58 con tin còn lại, hiện vẫn đang bị giam giữ tại Gaza.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/5 cho biết, ông đang cân nhắc việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria, nhằm tạo điều kiện cho quốc gia Trung Đông này có một “khởi đầu mới” sau hơn một thập kỷ nội chiến tàn khốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Moscow và Kiev, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.

Trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên ở nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn tới Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA) và Qatar. Nguyên nhân là gì?