Áp thuế tối thiểu toàn cầu, giữ chân NĐT ngoại thế nào?

Từ ngày 1/1/2024, Việt Nam sẽ chính thức áp dụng mức thuế suất 15% đối với các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu euro trở lên. Ngoài mặt tích cực như tăng thu ngân sách thì Việt Nam có thể đối mặt với việc kém hấp dẫn các nhà đầu tư FDI. Do vậy, cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mới để tiếp tục hấp dẫn dòng vốn ngoại.

Khi áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm sau, mức ưu đãi doanh nghiệp này nhận được sẽ thấp hơn 5% so với cam kết trước đó. Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ để tiếp tục đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Yoichi Igarashi, Phó TGĐ Công ty TNHH Denso Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đề xuất bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ của khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và nhà nước, nhiều doanh nghiệp có thể thụ hưởng từ chính sách hỗ trợ này đồng thời vẫn phù hợp với việc chọn lọc đối tượng theo hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)”.

 Năm 2024 áp thuế tối thiểu toàn cầu, giữ chân NĐT ngoại thế nào?

Dự kiến có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Việc áp thuế này sẽ giúp Việt Nam tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung, khoảng 14.600 tỷ đồng và hạn chế chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh bài toán thu được bao nhiêu tiền thì cần đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các doanh nghiệp để dòng vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh hơn nữa vào Việt Nam

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là xu hướng tất yếu của Việt Nam trong lộ trình hội nhập quốc tế. Trước mắt việc thực thi loại thuế này có thể ảnh hưởng tới thu hút FDI tại Việt Nam, song về lâu dài, điều này sẽ tác động tích cực tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam, góp phần quan trọng giữ chân và thu hút các nhà đầu tư lớn, cùng dòng vốn chất lượng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.