Anh trải qua làn sóng bạo loạn tồi tệ
Ngày 5/8, Anh chứng kiến làn sóng bạo loạn tồi tệ nhất trong 13 năm qua, khi các cuộc biểu tình cực hữu chống lại người xin tị nạn và các cộng đồng dân tộc thiểu số bùng phát mạnh mẽ.
Tình hình trở nên căng thẳng sau vụ tấn công bằng dao khiến 3 bé gái thiệt mạng tại thị trấn ven biển Southport vào ngày 29/7. Sự việc đã dẫn đến một "cơn bão" bạo lực cực hữu, với hàng loạt các cuộc biểu tình và đụng độ trên khắp cả nước.

Thủ tướng Anh Keir Starmer đã lên án các cuộc biểu tình bạo lực trong tuần qua, khiến ít nhất 147 người bị bắt kể từ đêm 3/8. Ông cảnh báo những người tham gia vào bạo lực sẽ phải đối mặt với bản án nghiêm khắc từ pháp luật.
Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper Anh cho biết sẽ có cách tiếp cận khẩn cấp bao gồm bắt giữ những kẻ bạo loạn cực hữu gây ra tình trạng bất ổn, nhưng nói thêm rằng không cần phải đưa quân đội vào cuộc.


Tổng thống Donald Trump tiết lộ Mỹ tích cực theo dõi cuộc chiến của thiết bị không người lái trong xung đột Nga-Ukraine.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cam kết tiếp tục hỗ trợ Myanmar, đồng thời kêu gọi tăng cường sự đoàn kết trong khối nhằm xử lý hiệu quả các vấn đề khu vực.
Đức có thể khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc sớm nhất vào năm 2026, nếu không tuyển đủ quân tình nguyện nhằm đáp ứng cam kết với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cam kết hợp tác chặt chẽ để giải quyết các thách thức và thúc đẩy phát triển chung giữa hai nước.
Mỹ và Nhật Bản hy vọng sẽ tổ chức một cuộc họp trực tiếp vào giữa tháng 6 bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 năm nay tại Canada.
Nga tiến hành một đợt không kích lớn bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào Thủ đô Kiev và nhiều khu vực khác của Ukraine vào rạng sáng 25/5.
0