Anh tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% GDP
Sự thay đổi trong chiến lược quốc phòng của Anh diễn ra trước khi Thủ tướng Anh Keir Starmer bay đến Mỹ để gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Năm (ngày 27/2).
Ông Trump đã nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO, như Anh, chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Vào đầu tháng 2/2025, các nhà lãnh đạo châu Âu lo lắng khi chính quyền Trump tuyên bố rõ ràng rằng châu Âu sẽ cần phải tăng cường để tự đảm bảo an ninh. Tuyên bố của ông Trump khiến các nhà lãnh đạo châu Âu phải hối hả lên đường thực hiện các chuyến công du ngoại giao.

Đan Mạch cho biết, họ sẽ tăng ngân sách quân sự thêm 50 tỷ crown (6,99 tỷ đô la) trong năm nay và năm sau để giải quyết những thiếu sót nghiêm trọng, đáng chú ý nhất là trong các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không.
Các thành viên nội các Ba Lan cũng cho hay quốc phòng là ưu tiên chi tiêu hàng đầu và nước này có thể sử dụng các quỹ phục hồi của Liên minh châu Âu để thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí của mình.
Cuộc chiến ở Ukraine đã thúc đẩy nước láng giềng Ba Lan hiện đại hóa quân đội và tăng cường mua vũ khí. Nước này đã phân bổ 4,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng trong năm nay - một trong những mức cao nhất trong NATO.


Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ lo ngại nguồn viện trợ nước ngoài của Mỹ bị cắt giảm nghiêm trọng sẽ gây ra hậu quả thảm khốc với những người dễ bị tổn thương trên thế giới.
Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Quốc phòng tại London vào ngày 2/3 nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình bền vững cho Ukraine.
Màn đấu khẩu căng thẳng ngay trước ống kính truyền hình giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky đã gây ra phản ứng trái chiều cả trong nội bộ Mỹ cũng như với lãnh đạo nhiều nước trên thế giới.
Chuyến thăm Mỹ với mục tiêu ký kết thỏa thuận khai thác khoáng sản của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kết thúc sau gần 45 phút tranh cãi gay gắt với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Việc ký kết thỏa thuận khoáng sản đã không diễn ra, và Tổng thống Ukraine đã phải “trắng tay” rời Nhà Trắng.
Một loạt các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Ukraine sau khi các cuộc đàm phán với Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng đổ vỡ.
Tập đoàn công nghệ Microsoft của Mỹ thông báo sẽ dừng hoạt động của ứng dụng gọi điện Skype vào tháng 5 tới.
0