An ninh dày đặc trước thềm hội nghị G20
Theo Straits Times, Chính phủ Indonesia đã huy động rất nhiều lực lượng, từ kỵ binh cho tới tàu chiến và máy bay chiến đấu để đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G20. Hội nghị năm nay sẽ được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Nusa Dua ở Bali từ ngày 15-16/11.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto cho biết, chiến dịch đảm bảo an ninh cho Hội nghị G20 mang tên "Grand Castle", bao gồm các biện pháp phòng chống khủng bố, biểu tình hay thậm chí là cả thảm họa tự nhiên như sóng thần. Đã có tổng cộng hơn 18.000 cảnh sát và binh lính được điều động tới Bali để đảm bảo an ninh cho sự kiện này.

"Chúng tôi hết sức lạc quan và đã sẵn sàng cho sự kiện quan trọng với đất nước. Đảm bảo an ninh cho hội nghị là một niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao, sẽ không có sai sót được phép xuất hiện", ông Subianto nói.

Bên cạnh lực lượng cảnh sát và quân đội đông đảo, Indonesia đã triển khai 12 tàu chiến, 2 tiêm kích F-16 và 13 trực thăng quân sự để làm nhiệm vụ tuần tra lãnh hải và không phận Bali. Xung quanh khu nghỉ dưỡng, các xe bọc thép Anoa cũng sẵn sàng để thực hiện công tác sơ tán trong trường hợp khẩn cấp.
Khu vực xung quanh khách sạn diễn ra cuộc họp chính Apurva Kempinski là nơi an ninh được thắt chặt nhất. Sẽ có 18 kỵ bịnh tuần tra quanh khu vực này ở mọi thời điểm, đồng thời du khách cũng sẽ bị hạn chế xuất hiện ở đây. Tại sân bay và bến cảng, lực lượng đặc nhiệm Indonesia sẽ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giám sát du khách trong và ngoài nước đến đảo.

Chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân không tổ chức các nghi lễ truyền thống và hoạt động tôn giáo trong thời gian diễn ra hội nghị. Các trường học cũng chuyển sang hình thức trực tuyến cho tới khi sự kiện kết thúc. Để đảm bảo giao thông không bị ùn tắc, các phương tiện mang biển số chẵn và lẻ sẽ chỉ được hoạt động luân phiên trong 2 ngày tổ chức hội nghị G20.

"Tôi đã đích thân kiểm tra mọi thứ tại khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Bali, chúng tôi đã sẵn sàng tiếp đón các nhà lãnh đạo tới tham dự Hội nghị G20", Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết.


Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Nga và Ukraine, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một sắc lệnh hành pháp ngày 12/5, với nội dung yêu cầu các công ty dược phẩm phải giảm giá thuốc tại Mỹ xuống mức tương đương với các quốc gia phát triển khác.
Người dân Israel ngày 12/5 vỡ òa trong niềm vui khi con tin người Mỹ gốc Israel, Edan Alexander, được Hamas phóng thích sau 19 tháng bị bắt giữ. Động thái này đã thắp lên tia hy vọng cho 58 con tin còn lại, hiện vẫn đang bị giam giữ tại Gaza.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/5 cho biết, ông đang cân nhắc việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria, nhằm tạo điều kiện cho quốc gia Trung Đông này có một “khởi đầu mới” sau hơn một thập kỷ nội chiến tàn khốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Moscow và Kiev, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.
Trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên ở nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn tới Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA) và Qatar. Nguyên nhân là gì?
0