Ấn Độ và Sri Lanka ký thỏa thuận quốc phòng
Ông Modi là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới Sri Lanka kể từ khi có sự thay đổi tổng thống ở quốc gia láng giềng này hồi tháng 9 năm ngoái. Thời chính quyền trước đó ở Sri Lanka, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Sri Lanka không được thật sự êm đẹp bởi Sri Lanka thiên lệch hẳn về phía Trung Quốc.
Trung Quốc và Ấn Độ lâu nay vốn ganh đua ảnh hưởng với nhau rất quyết liệt ở khu vực Nam Á. Trong cuộc ganh đua này, Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn ở Pakistan, Sri Lanka và ở quần đảo Maldives hơn Trung Quốc. Việc ông Modi là quốc khách đầu tiên của chính quyền mới ở Sri Lanka cho thấy chính quyền mới này chủ trương xích lại gần Ấn Độ hơn và cân bằng hơn giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Sri Lanka ở thời buổi chính trị mới, dẫu có muốn cũng không thể ngả hẳn về phía Ấn Độ bởi Ấn Độ tuy là láng giềng gần và hai nước có nhiều mối ràng buộc lẫn nhau về lịch sử và văn hóa, về tôn giáo và sắc tộc, về an ninh chính trị và an ninh hàng hải nhưng Trung Quốc là nước chủ nợ lớn nhất của Sri Lanka.
Đối với Ấn Độ, chuyến thăm Sri Lanka của ông Modi đánh dấu thành công của Ấn Độ với việc chinh phục lại Sri Lanka và thành quả quan trọng mới của chính sách đối ngoại "Láng giềng trước hết" của Ấn Độ sau khi đã phải nếm trải thất bại ở quần đảo Maldives.
Phía Ấn Độ làm được hai điều giúp thành quả của công cuộc chinh phục láng giềng gần bền vững là: ký kết thoả thuận giữa hai nước về hợp tác quốc phòng và lôi kéo được Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất vào khuôn khổ hợp tác ba bên giữa Ấn Độ, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất và Sri Lanka về năng lượng, nhằm mục tiêu xây dựng một trung tâm ở Sri Lanca về cung ứng năng lượng cho Sri Lanca và khu vực Nam Á.
Những hiệu ứng chiến lược lâu dài của hai diễn biến trên đều là những lợi thế nổi bật đối với Ấn Độ mà Trung Quốc hiện không có được ở Sri Lanka. Ấn Độ mở đường cho Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất hợp tác ba bên ở Sri Lanka có nghĩa là Ấn Độ mượn và dựa vào thế mạnh tài chính, năng lượng của Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất để chinh phục Sri Lanka, tạo tiền lệ về liên kết với những đối tác thứ ba bên ngoài khu vực để ganh đua với Trung Quốc ở bên trong khu vực Nam Á.
Ông Modi càng cần chinh phục thành công Sri Lanka sau chính biến ở Bangladesh, mà hệ luỵ trực tiếp đối với Ấn Độ là mối quan hệ với chính thể mới ở Bangladesh trắc trở và chính thể này thiên lệch hẳn về phía Trung Quốc.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/4 đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất năng lượng, thông qua việc yêu cầu nhiều cơ quan liên quan tự động cắt giảm các quy định lỗi thời.
Phó Thủ tướng Australia Richard Marles ngày 10/4 tuyên bố, nước này sẽ không tham gia bất kỳ liên minh nào với Trung Quốc nhằm đối phó với các biện pháp thuế quan của Mỹ, tái khẳng định cam kết theo đuổi lợi ích quốc gia và đa dạng hóa thương mại.
Lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tại Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung, tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 6/2025.
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tại Đức ngày 9/4 đã thông báo về việc đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh.
Panama cho biết Mỹ đã công nhận chủ quyền của nước này đối với kênh đào Panama, bất chấp những phát ngôn cứng rắn thời gian qua từ phía Washington.
Đã có 167 chuyến bay thẳng mỗi tuần kết nối Việt Nam và Malaysia, tính đến tháng 3/2025, cho thấy Việt Nam là thị trường du lịch quan trọng với Malaysia.
0