Ấn Độ huy động nguồn lực ngăn chặn virus Nipah

Các nhà chức trách ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ đang áp đặt những biện pháp cách ly nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus gây chết người Nipah sau khi ghi nhận 6 ca nhiễm, trong đó có 2 ca tử vong do virus này gây ra.

Bang Kerala miền nam Ấn Độ đã tăng cường xét nghiệm và truy tìm người tiếp xúc với các ca nhiễm virus Nipah sau khi ghi nhận hai trường hợp tử vong. 

Bang này cũng đóng cửa các văn phòng công cộng, tòa nhà chính phủ, trường học và cơ sở tôn giáo cho đến ngày 24/9, trong khi giao thông công cộng bị đình chỉ ở khu vực có nguy cơ cao. Nhiều cửa hàng trên đường phố Kerala cũng phải đóng cửa 

Bộ trưởng Bộ Y tế bang Kerala Veena George cho biết, 1.080 người được xác định đã tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh do virus Nipah trong vài ngày qua. Giới chức y tế bang Kerala đang theo dõi tình hình sức khỏe những người này.

Ấn Độ phong tỏa các khu vực xuất hiện virus Nipah

Virus Nepah lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể của những con dơi bị nhiễm bệnh, lợn hoặc người. Virus này có thể lây truyền sang người từ động vật hoặc thực phẩm bị ô nhiễm và cũng có thể lây truyền từ người sang người. 

Các triệu chứng của virus Nipah tương tự như COVID-19, bao gồm ho, đau cơ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hay rối loạn tâm thần và co giật. 

Giáo sư Izak Bogus, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học đa khoa Toronto, Canada, cho biết: “Chủng virus này chắc chắn sẽ gây ra những triệu chứng không hề dễ chịu với những tổn thương về não và tỷ lệ tử vong cao hơn từ 40% đến 75% đối với những người bị mắc bệnh. Trong khi đó những người sống sót cũng sẽ phải chịu đựng những tổn thương lâu dài sau đó”.

Hiện nay không có thuốc đặc trị virus Nipah và cũng không có vaccine ngăn ngừa loại virus này. Theo WHO và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, phương pháp điều trị chính chỉ đơn giản là kiểm soát các triệu chứng, đảm bảo bệnh nhân được nghỉ ngơi và bổ sung nước nhiều nhất có thể. Ấn Độ đã liên hệ nhập khẩu kháng thể đơn dòng từ Australia để hỗ trợ điều trị bệnh. 

Tổ chức y tế thế giới WHO đã liệt virus Nipah vào danh sách "căn bệnh ưu tiên" vì khả năng phát triển thành dịch của nó và tỷ lệ tử vong do virus này gây ra cao gấp 20 lần COVID-19. 

Bang Kerala đã chứng kiến 4 đợt bùng phát virus Nipah kể từ năm 2018. 

Bang có nguy cơ bùng phát virus dơi cao nhất trên toàn cầu, vì đây là nơi sinh sống của hơn 40 loài dơi trong tự nhiên. Việc phá rừng để xây dựng nhà cửa khiến con người dễ tiếp xúc với loài động vật hoang dã này hơn. 

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vì bang Kerala là một vùng nông thôn hẻo lánh nên nếu chính quyền địa phương có thể ngăn chặn sự lây lan của virus Nipah trong khu vực thì khả năng lây lan sang các quốc gia và lục địa khác dẫn đến đại dịch là rất thấp./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh châu Âu (EU) đã bác thông tin cho rằng khối này chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% do Mỹ đề xuất.

Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ đã không đạt được thỏa thuận thương mại nhằm giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 16/6.

Đại sứ quán một số nước tại Tel Aviv kêu gọi công dân rời khỏi Israel qua các cửa khẩu đường bộ càng sớm càng tốt, trong bối cảnh xung đột Israel-Iran liên tục leo thang.

Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay đã ra tuyên bố chung kêu gọi giảm căng thẳng tại Trung Đông, trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ rời khỏi Thượng đỉnh G7 sớm hơn dự kiến một ngày do tình hình căng thẳng ở Trung Đông, theo thông báo từ Nhà Trắng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến thăm tới Thủ đô nước Áo và ký kết nhiều thỏa thuận song phương, trước khi tham dự Hội nghị G7 tại Canada.