Ấn Độ ghi nhận thêm hai ca nhiễm virus HMPV
Bộ Y tế Ấn Độ thông báo 2 trường hợp mới được phát hiện ở các thành phố Chennai và Salem thuộc bang Tamil Nadu, đồng thời tuyên bố theo dõi chặt chẽ các bệnh giống như cúm và bệnh hô hấp cấp tính nặng. Trước đó, Ấn Độ cũng đã ghi nhận 2 trường hợp trẻ nhỏ nhiễm virus HMPV tại bang Karnataka và bang Gujarat. Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm virus HMPV ở Ấn Độ sau khi có thông tin về tình trạng bùng phát gần đây ở Trung Quốc.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết những bệnh nhân nhỏ tuổi và gia đình không có lịch sử du lịch gần đây, do vậy loại trừ khả năng phơi nhiễm từ các khu vực hoặc quốc gia khác. Cơ quan này đang theo dõi tình hình thông qua tất cả các kênh giám sát hiện hành. Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ sẽ tiếp tục theo dõi xu hướng lây lan của HMPV trong suốt cả năm. Chính quyền địa phương đã ban hành các hướng dẫn để đảm bảo sẵn sàng đối phó với những thách thức y tế tiềm tàng liên quan đến HMPV.
HMPV, được xác định lần đầu tiên vào năm 2001, là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra các triệu chứng giống cúm. Loại virus này có thể tác động đến mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.


Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
0