Ấn Độ có thể sớm sản xuất máy bay chiến đấu
Trong một tuyên bố ngày 7/3, Rosoboronexport đã ca ngợi mối quan hệ hợp tác của mình với nhà thầu quốc phòng Ấn Độ, Hindustan Aeronautics Limited, công ty đã sản xuất thành công hơn 220 máy bay Sukhoi Su-30MKI.
Tuyên bố này cho biết, có một kế hoạch liên quan đến việc hiện đại hóa quy mô lớn các máy bay Nga do Ấn Độ vận hành và “nếu phía Ấn Độ đưa ra quyết định tích cực, các nhà máy hiện đang lắp ráp Su-30MKI có thể nhanh chóng được điều chỉnh để sản xuất Su-57E”.
Lực lượng không quân Ấn Độ hiện có 31 phi đội máy bay chiến đấu đang hoạt động, nhưng đặt mục tiêu đạt 42 phi đội vào năm 2035. Tuy nhiên, không giống như nước láng giềng Trung Quốc, hiện tại Ấn Độ không có máy bay phản lực thế hệ thứ năm. Vào tháng trước, Rosoboronexport gợi ý rằng Su-57E được sản xuất trong nước sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt tiềm tàng của phương Tây, khiến dòng máy bay này trở thành một lựa chọn khả thi.

Tuy nhiên, trong chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị Ấn Độ mua F-35 do Mỹ sản xuất như một giải pháp thay thế. F-35 thường được dành riêng cho các đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Do đó, Mỹ đặt mục tiêu tăng cường đáng kể hợp tác quân sự với Ấn Độ, quốc gia vốn dựa vào Nga về vũ khí tiên tiến nhưng lại lo ngại về các đợt giao hàng trong tương lai do các lệnh trừng phạt.
Cả Su-57 và F-35 đều đang được giới thiệu nổi bật tại triển lãm hàng không lớn nhất châu Á, Aero India, được tổ chức vào tháng 2/2025 tại Bengaluru. Một số nhà bình luận ví sự xuất hiện của cả hai dòng máy bay của Nga và Mỹ tại triển lãm ở Ấn Độ như những võ sĩ trước một trận đấu căng thẳng.
Cũng tại sự kiện này, Rosoboronexport tuyên bố rằng, họ đã đề nghị hợp tác với Ấn Độ để tiếp tục phát triển phiên bản xuất khẩu của Su-57 và nội địa hóa sản xuất tại Ấn Độ.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự và quy mô hoạt động do ngân sách bị thu hẹp hơn 21%, chủ yếu đến từ việc cắt giảm tài trợ từ một số quốc gia thành viên.
Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch giảm nhập khẩu nông sản từ Ukraine, khi chương trình miễn thuế khẩn cấp dành cho nước này kết thúc vào tháng 6/2025.
Trận động đất mạnh 7,7 độ richter ngày 28/3 tại Myanmar và Thái Lan đã đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng xây dựng trong khu vực.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ Myanmar vượt qua thảm họa.
Giữa khung cảnh hoang tàn sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, phép màu đã xảy ra khi nhiều nạn nhân được đưa ra khỏi đống đổ nát sau hàng chục giờ mắc kẹt.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn ngày 30/3 theo hình thức trực tuyến, bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan.
0