Ẩm thực 'gánh', nét đẹp văn hóa riêng của người Hà Nội

Nhắc đến gánh hàng rong Hà Nội, sẽ chẳng thể nào bỏ qua được văn hóa “ẩm thực gánh” với những thức quà vặt được người bán cần mẫn gánh gồng đi khắp chốn.

Những quán ăn di động với đầy đủ bếp núc, bát đũa nồi niêu và nguyên liệu thực phẩm phục vụ thực khách từ bữa sáng, bữa xế, thức quà ăn chơi ăn vặt… đều có cả trên đôi quang gánh.

Những thức quà vặt được người bán cần mẫn gánh gồng đi khắp chốn.

Điểm ưu việt mà quán ăn trên đôi quang gánh chính là sự tiện lợi. Thực khách chỉ cần ngồi nhà, gọi với theo một gánh hàng rong vừa lướt qua, là ngay lập tức được phục vụ đồ ăn mà không cần phải đi đâu.

Thực khách chỉ cần gọi với theo một gánh hàng rong vừa lướt qua, là ngay lập tức được phục vụ đồ ăn.

Không ai biết chính xác hàng rong có từ bao giờ, chỉ biết là đã tồn tại rất lâu, hàng rong ra đời như một “kênh” phân phối thứ yếu của những khu chợ truyền thống. Do chợ ngày xưa chỉ họp theo phiên nên những ngày không họp chợ, tiểu thương phải gánh đi rong. Còn có lý do khác cho sự ra đời của hàng rong, đó là người bán hàng rong chủ yếu là người nghèo, không có tiền để trả phí ngồi trong chợ…

Đã nhiều thế kỷ trôi qua nhưng những gánh hàng rong vẫn lặng lẽ bên lề, âm thầm tồn tại như gìn giữ một nét đẹp văn hóa riêng của người Hà Nội.
Gánh hàng rong ít khi dừng lại bên đường, cứ thong dong qua các con phố lớn, nơi tụ tập đông người, thi thoảng mới dừng lại nghỉ chân và bán hàng.

Với đôi quang gánh trên vai, những người bán rong lang thang trên các đường phố rao bán đủ các loại hàng mà người mua cần đến.
Hơn cả một thức quà, điều người ta yêu ở những gánh hàng rong chính là sự thân thuộc và yên bình dung dị.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…

Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.

Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.