Ai Cập lần đầu tiên cắt giảm trợ cấp bánh mì

Kể từ tháng 6 này, sau nhiều thập kỷ, chính phủ Ai Cập đã lần đầu tiên tăng giá bánh mì được trợ cấp, mặt hàng vốn được tiêu thụ rộng rãi nhất ở nước này.

Điều này tác động đáng kể đến cuộc sống của nhiều người dân nghèo trong bối cảnh nền kinh tế Ai Cập đang đối mặt nhiều thách thức.

Hiện giá bánh mì ở Ai Cập đã tăng gấp 4 lần so với trước đây. Quyết định cắt trợ giá, vốn được duy trì từ những năm 80 của thế kỷ trước, được Chính phủ đưa ra trong bối cảnh giá lúa mì nhập khẩu tăng vọt, đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều người dân.

Ông Gamal Ahmed, người dân Ai Cập bức xúc cho biết: “Một ổ bánh mì trước đây được bán với giá 5 đồng, tức là mua 10 ổ bánh mì chỉ mất 50 đồng. Nhưng giờ đây, chúng tôi phải trả hai bảng Ai Cập. Chúng tôi không thể chịu đựng được việc tăng giá nữa. Vì ngoài bánh mì, còn hóa đơn gas, điện và nước, tất cả đều đang tăng giá”.

Người dân Ai Cập là những người tiêu thụ bánh mì nhiều nhất thế giới

Người dân Ai Cập là những người tiêu thụ bánh mì nhiều nhất thế giới, trung bình gần 150kg mỗi năm, cao gần gấp 3 lần so với nhiều nước trên thế giới. Giá bánh mì tăng sẽ tác động mạnh tại quốc gia có khoảng 30% dân số sống với mức sinh hoạt chưa đến 2 đôla/ngày này.

Ông Mohamed Abdelaziz, người dân Ai Cập chia sẻ: “Việc các mặt hàng, trong đó có bánh mì tăng giá đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Tôi cố gắng tìm một công việc làm thêm để có thêm thu nhập. Đây là cách duy nhất để tồn tại. Thậm chí, ngay cả khi thu nhập tăng, nó cũng không đủ bù đắp nổi cho giá cả ngày càng tăng”.

Thời gian qua, lạm phát gia tăng, thiếu hụt ngoại tệ, căng thẳng địa chính trị và tình trạng gián đoạn nguồn cung hàng hóa khiến nền kinh tế Ai Cập gặp nhiều khó khăn. Việc tăng giá bánh mì, cùng với các hóa đơn thiết yếu khác như điện, nước cũng tăng cao, cuộc sống của các gia đình nghèo ở Ai Cập chắc chắn sẽ thêm phần khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.

Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.