84 trường hợp vi phạm pháp luật đất đai tại Hà Nội
Nhiều nguyên nhân dẫn đến vi phạm chủ yếu là do đất đã được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư nhưng không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất quá 24 tháng kể từ khi nhận bàn giao đất.
Một số trường hợp do chưa giải phóng mặt bằng hoặc tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi chưa được cấp phép, chuyển nhượng không đúng quy định tại Luật Đất đai. Phần lớn các trường hợp vi phạm đều được kiến nghị xử lý gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Một số trường hợp đề nghị xử lý bãi bỏ Quyết định giao đất hoặc thu hồi đất, có thể thấy Hà Nội đang rất quyết tâm trong công tác rà soát xử lý các dự án chậm tiến độ trên địa bàn.


“Nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất 'đầu thừa đuôi thẹo', những nơi 'khỉ ho cò gáy'. Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại “Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội” được tổ chức chiều nay (6/3) tại Hà Nội.
Vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng (quận Hà Đông) liên quan tới Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản vừa được Công an TP. Hà Nội phục hồi điều tra.
Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu để sớm thành lập quỹ Nhà ở quốc gia, tạo tiền đề quan trọng để phát triển nhà ở giá rẻ.
Các nhà trọ không hoàn thành thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động sau ngày 30/3, theo Chỉ thị 19 ngày 24/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến sẽ chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội vào ngày 6/3 tới.
Trong khi giá nhà ở thương mại tăng cao thì nhà ở xã hội là cứu cánh giúp giấc mơ an cư của người thu nhập thấp trở thành hiện thực.
0