70 năm Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ
Tới dự có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền.
Sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, Nhà máy đèn Bờ Hồ và Xưởng phát điện Yên Phụ được sửa chữa, đưa vào hoạt động nhằm phục vụ các nhu cầu cơ bản về điện năng của thành phố. Đây là giai đoạn mà điện lực Thủ đô không chỉ nỗ lực khôi phục cơ sở vật chất, mà còn phải xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân đáp ứng công việc để phục vụ cho sự phát triển dài hạn.
Để động viên những người đã dũng cảm lao động quên mình cho dòng điện vận hành liên tục, chỉ sau hai tháng tiếp quản Thủ đô, mặc dù bận trăm công ngàn việc, ngày 21/12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc tại Nhà máy đèn Bờ Hồ.
Với tinh thần “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”, từ Nhà máy đèn Bờ Hồ khi xưa đến Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội ngày nay, các thế hệ thợ điện bằng sự quyết tâm và nghị lực phi thường đã vượt qua khó khăn về đời sống, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến vật tư, đoàn kết một khối, đóng góp vai trò quan trọng trong những tháng năm chiến tranh gian khó, là tiền đề cho giai đoạn sau này phát triển cùng Thủ đô và đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, đối với Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng phát triển Hà Nội thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và các ngành mới nổi. Để thực hiện mục tiêu đó, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chiến lược đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng trong tương lai; từng bước hiện thực hóa tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, đưa Thủ đô Hà Nội và đất nước vững bước vào “kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu EVN Hà Nội tiếp tục đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong xu thế phát triển công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu của đất nước ta hiện nay, EVNHANOI phải bảo đảm an ninh cung cấp điện, dứt khoát không để thiếu điện, đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp mới.


Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động, giảm hơn 100 điểm chỉ trong hai phiên cuối tuần do ảnh hưởng từ thông tin Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu vào ngày 7/4, nhiều chỉ số chạm đáy sau nhiều năm, khiến một số thị trường phải tạm dừng giao dịch.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
Theo Cục Thống kê, tổng vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt 1,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Số thuế thu từ tổ chức và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, cao nhất trong vòng 5 năm qua, vượt kịch bản đề ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, thuộc top tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong quý I/2025.
0