455.000 căn nhà ở xã hội giá rẻ đang được xây dựng
Đến nay, đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 175 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng 93.000 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 4,6 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai 274 dự án, quy mô xây dựng khoảng 293.000 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 14,6 triệu m2;
Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án nhà ở công nhân, với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn hộ, tổng diện tích 3,1 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai (bao gồm các dự án đã được chấp thuận đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng) 127 dự án với quy mô xây dựng khoảng 160.000 căn hộ, tổng diện tích 8 triệu m2.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: “Với kết quả này, việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn cũng như yêu cầu đặt ra, do đó việc phát triển nhà ở xã hội cần tập trung đẩy mạnh hơn trong thời gian tới”.

Về quan điểm, mục tiêu và giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, quan điểm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội; là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân; Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo cơ chế thị trường đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng này.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các địa phương rà soát, lập, công bố danh mục chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại...
Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, hoàn thành các dự án đã triển khai đầu tư xây dựng (156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ) và các dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư (245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ); tiếp tục khởi công các dự án mới.
Đến năm 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp.


Để đảm bảo tốt cuộc sống cho cư dân, thành phố Hà Nội cần phải nâng cao chất lượng xây dựng và thiết kế để nhà ở xã hội tiệm cận với nhà ở thương mại. Đây cũng là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh khi đề cập đến phát triển loại hình nhà ở này.
Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.
Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.
Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.
Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.
0