4 nguyên nhân gây sạt lún ở đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7. Nhóm vấn đề thứ nhất được chất vấn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang về giải pháp ổn định môi trường sống vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu ra 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông đang bủa vây vùng đồng bằng sông Cửu Long với mức độ phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân trong vùng:
- Nguyên nhân thứ nhất: Do nền địa chất của vùng đồng bằng sông Cửu Long được kiến tạo với những lớp trầm tích còn non trẻ. Hiện nay, theo hệ thống giám sát quan trắc thì vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang tự lún.
- Nguyên nhân thứ hai: Thiếu hụt lượng phù sa bồi đắp.
- Nguyên nhân thứ ba: Trong quá trình phát triển, việc xây dựng khu dân cư, nuôi trồng thuỷ sản tối đa đã tác động tới khu vực (lấn chiếm bờ sông, thay đổi dòng chảy).
- Nguyên nhân thứ tư : Tình trạng khai thác cát trái phép vẫn đang diễn ra.
Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến vùng đồng bằng sông Cửu Long sạt lở là do thuỷ triều với tốc độ dòng chảy lớn do bị xâm nhập mặn.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu ra các hướng giải quyết trong thời gian sắp tới.
Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được Thủ tướng Chính phủ giao đánh giá lại trữ lượng của cát, sỏi khu vực đồng bằng sông Cửu Long; sắp xếp lại các vùng dân cư; xử lý việc lấn chiếm dòng sông, bờ sông; nâng cao khả năng cảnh báo và dự báo.


Dự thảo nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân quy định không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá một lần trong năm.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: “UBND hoặc Chủ tịch UBND tỉnh phải kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, để dòng chảy điều hành thông suốt, không đình trệ, gián đoạn. Dù phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng”.
Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Mặt trận Tổ quốViệt Nam cấp thành phố và cấp xã đã được thông qua tại Hội nghị Đảng bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quố thành phố Hà Nội sáng 14/5.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã bắt tay ngay vào thực hiện Chỉ thị số 07, Chỉ thị số 36 tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, phát huy dân chủ mạnh mẽ hơn nữa.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tới dự và trao huy hiệu Đảng cho các đảng viên lão thành đợt 19/5, tại các quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Long Biên, trong ngày 14/5.
Mỗi bản Hiến pháp đều đánh dấu chặng đường xây dựng và trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, làm nền tảng cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng Nhà nước "của dân, do dân và vì dân".
0